28 C
Ho Chi Minh City
Thứ tư, Tháng mười 23, 2024
spot_img

Cơ chế nguyên lý của niềng răng và 3 yếu tố tác động

Niềng răng là một trong các kỹ thuật giúp bạn có được hàm răng đều và đẹp hơn. Thay vì bạn lo lắng niềng răng có gây đau không, thì bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về cơ chế nguyên lý của niềng răng. Đồng thời hiểu về quy trình thực hiện như thế nào để có thể mang lại kết quả như mong đợi. Để hiểu được các vấn đề kể trên, Kiến thức niềng răng mời bạn tham khảo bài viết, các thông tin này được cung cấp bởi các bác sĩ chuyên môn nhiều kinh nghiệm.

Tìm hiểu cơ chế nguyên lý của niềng răng

Theo chia sẻ của bác sĩ, cơ chế nguyên lý của niềng răng là một kỹ thuật cần sử dụng các mắc cài hoặc khay niềng trong suốt nhằm tạo lực kéo lên răng, giúp răng có thể di chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Tìm hiểu cơ chế nguyên lý của niềng răng
Tìm hiểu cơ chế nguyên lý của niềng răng

Kỹ thuật niềng răng cũng là phương pháp hỗ trợ khắc phục các tình trạng hô, móm, vẩu, khấp khểnh, sai khớp cắn một cách an toàn, hiệu quả. Mục đích chính là chỉnh nha nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe tốt cho người bệnh. 

Mặt khác, đối với các phương pháp bọc răng sứ, dán Veneer cần phải trải qua bước mài răng hay thậm chí cần phải điều trị tủy, khắc phục tình trạng răng mọc lệch lạc thì kỹ thuật niềng răng sẽ giúp bảo tồn 100% răng thật. Vì vậy niềng răng dường như đã trở thành một phương pháp được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

Khi thực hiện niềng răng, sau một khoảng thời gian nhất định răng của bạn sẽ dịch chuyển về đúng vị trí. Trong cơ chế nguyên lý của niềng răng thì thời gian mang niềng của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng răng cũng như phương pháp niềng mà bạn lựa chọn. Thông thường, bạn sẽ cần mang niềng răng trong khoảng từ 6 đến 18 tháng.

Các yếu tố quyết định quá trình niềng răng có diễn ra ổn định hay không?

Cơ chế của niềng răng có quy trình diễn ra lâu hay nhanh, răng có hoạt động được ổn định không sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: Hàm, độ tuổi thực hiện niềng răng và cuối cùng là quá trình thực hiện có tác động tới hàm. Cụ thể:

Hàm

Hàm là một trong những bộ phần giúp quá trình niềng răng có thể hoạt động ổn định. Hàm của bạn có chắc khỏe thì mới bảo vệ được răng, nương theo các răng bị dịch chuyển nhằm hạn chế những lung lay sau khi niềng răng.

Hàm là yếu tố ảnh hưởng khi bạn niềng răng
Hàm là yếu tố ảnh hưởng khi bạn niềng răng

Tuy nhiên, trường hợp xương hàm của bạn quá cứng thì cũng làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Lúc này răng khó di chuyển hơn và tốn nhiều thời gian điều trị hơn. Mặt khác, với những trường hợp xương hàm xốp thì bạn muốn niềng răng cần phải thăm khám kỹ với bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Độ tuổi bạn thực hiện niềng răng chỉnh nha

Trong một cơ chế nguyên lý của niềng răng, các chuyên gia luôn khuyên rằng độ tuổi vàng để bạn thực hiện niềng là từ 12 đến 18 tuổi. Vì lúc này bạn đang trong độ tuổi phát triển của  xương. Có nghĩa xương hàm chưa hoàn toàn ổn định nên việc dịch chuyển răng sẽ thuận lợi hơn so với khi bạn niềng ở độ tuổi trường thành. Đồng thời quá trình chỉnh nha cũng có thể diễn ra thuận lợi hơn, mang lại kết quả tốt hơn.

Độ tuổi bạn thực hiện niềng răng chỉnh nha
Độ tuổi bạn thực hiện niềng răng chỉnh nha

Khi điều trị chỉnh nha niềng răng bằng mắc cài thì phù hợp với những bạn đang trong độ tuổi 12 đến 20 tuổi. Còn đối với những bạn trên 20 tuổi, do nhu cầu về thẩm mỹ trong công việc cao hơn, cũng như các mối quan hệ xã hội thì có thể lựa chọn niềng răng bằng các khay niềng trong suốt. Kỹ thuật niềng bằng khay vô hình cũng giúp hạn chế đau nhức, đảm bảo thẩm mỹ được tốt hơn.

Quá trình chỉnh nha niềng răng có tác động đến hàm

Như bạn đã biết, niềng răng là phương pháp có sử dụng các loại khí cụ nha khoa để điều chỉnh lại các răng đang mọc lệch, bị hơ, thưa hay móm,… Với những tác động của lực lên răng và hàm. Thông qua cơ chế nguyên lý của niềng răng này mà có thể mang lại cho bạn một hàm răng thẩm mỹ hơn, đi kèm là nụ cười tự tin.

Quá trình chỉnh nha niềng răng có tác động đến hàm
Quá trình chỉnh nha niềng răng có tác động đến hàm

Vì vậy, quá trình điều trị niềng răng chắc chắn sẽ tác động đến hàm. Điều này bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua mỗi lần siết răng hay thay khay niềng. Cụ thể bạn sẽ cảm thấy hơi ê, đau tại vùng hàm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một phản ứng bình thường vì các dụng cụ nha khoa đang giúp kéo răng về đúng vị trí.

Bạn cần lưu ý rằng vào mỗi lần dịch chuyển răng sẽ không gây bất kỳ tác động xấu đến khuôn hàm. Nguyên nhân là trong mỗi lần dịch chuyển răng chỉ dao động vài milimet để xương hàm có thể dịch chuyển thích nghi dần. Đây cũng chính là lý do mà sau 1 đến 2 tuần bạn cần phải quay lại nha khoa để bác sĩ tái khám.

Quy trình từng bước trong cơ chế nguyên lý của niềng răng

Sau đây là quy trình về các bước trong cơ chế nguyên lý của niềng răng. Thông qua các bước sau, bác sĩ sẽ theo sát trong quá trình điều trị. Đồng thời mang lại kết quả chỉnh nha như mong muốn cho mỗi người bệnh:

Quy trình từng bước trong cơ chế nguyên lý của niềng răng
Quy trình từng bước trong cơ chế nguyên lý của niềng răng

Cuộc hẹn kiểm tra tổng quát

Vào buổi gặp bác sĩ đầu tiên của bạn rất quan trọng. Vì đây chính là thời điểm mà bạn cùng với các bác sĩ chuyên môn có thể thảo luận về tất cả các lựa chọn, mong muốn khi muốn điều trị chỉnh nha.

Lúc này, bác sĩ cần thực hiện thăm khám và kiểm tra chi tiết tình trạng răng miệng. Mục đích xác định các vấn đề về răng cần được xử lý. Họ cũng sẽ lấy khuôn miệng của người bệnh sau khi lựa chọn phương pháp điều trị.

Tiến hành gắn mắc cài

Cơ chế nguyên lý của niềng răng diễn ra như thế nào, ở bước này bác sĩ sẽ gắn các mắc cài được giữ cố định trên răng bằng keo nha khoa chuyên dụng. Tiếp đến, dây được chạy qua các giá đỡ và được định hình theo một cách cụ thể nhằm đảm bảo răng được dịch chuyển theo hướng chính xác.

Trường hợp với những người bệnh đã được bác sĩ chẩn đoán vấn đề liên quan đến khớp cắn, dây cao su cũng được gắn vào mắc cài để tạo lực nhiều hơn lên các vùng của hàm hay răng.

Tái khám để bác sĩ điều chỉnh khi cần thiết

Kỹ thuật niềng răng cần có sự điều chỉnh theo định kỳ từ các bác sĩ chuyên môn để đạt được hiệu quả như mong đợi. Bạn cần lưu ý tái khám đúng lịch theo chỉ định, để trong quá trình thăm khám bác sĩ điều chỉnh dây cung tạo lực siết giúp niềng răng hoạt động được hiệu quả nhất.

Đeo hàm duy trì

Sau khi quá trình niềng răng đã hoàn thành, các mắc cài đã được đưa ra khỏi miệng người bệnh. Bạn cần phải tiếp tục đeo hàm duy trì nhằm đảm bảo răng không bị xê dịch ra khỏi vị trí. Thời gian cần thiết để đeo hàm duy trì ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau, trung bình là khoảng 12 tháng.

Trên đây là những thông tin cần thiết về cơ chế nguyên lý của niềng răng. Để thực hiện niềng răng chỉnh nha, trước tiên bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Thông qua quá trình này, bác sĩ mới có đầy đủ thông tin để tư vấn đến bạn một hướng điều trị phù hợp, vì tùy tình trạng của mỗi người sẽ phù hợp với mỗi phương pháp chỉnh nha khác nhau.

Yến Nhi

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến