28 C
Ho Chi Minh City
Thứ tư, Tháng mười 23, 2024
spot_img

Cách điều trị lở miệng ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bị lở miệng nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Khiến trẻ khó chịu khi bú, quấy khóc. Nếu hiện tượng này kéo dài càng lâu thì ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ. Là cha mẹ dạy con theo cách thông minh sẽ làm gì khi trẻ sơ sinh bị lở miệng. Cùng Kiến Thức Niềng Răng tìm hiểu nhé!

Tại sao lở miệng ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi 

Lở miệng là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi hoặc nướu răng bị tổn thương gây ra những vết lở loét bên trong khoang miệng. Các vết loét sẽ hơi sưng, đau xót khiến bé khó chịu và gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, quấy khóc liên tục. Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh lở miệng gồm:

  • Trẻ bị sốt đột ngột 
  • Bé quấy khóc nhiều, không chịu bú mẹ hay ăn uống 
  • Quan sát trong khoang miệng có xuất hiện những vết trắng nhỏ chỉ 1 – 2 mm ở niêm mạc miệng, nướu. Ban đầu chỉ thấy những vết trắng này chỉ hơi sưng và mọng nước nhưng sau vài ngày sẽ vỡ ra và gây lở loét.
  • Miệng bé chảy nhiều nước dãi 

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng lở miệng ở trẻ sơ sinh do: Đồ ăn nóng nhất là trong giai đoạn trẻ ăn dặm quá nóng cũng ảnh hưởng đến niêm mạc bên trong miệng. Hoặc bé có các dấu hiệu bệnh tay chân miệng, viêm họng, thủy đậu cũng khiến bé bị lở miệng.

Vì thế, nếu bạn là người cha mẹ nuôi con theo phương pháp hiện đại. Hãy quan sát những dấu hiệu bất thường của trẻ và từ đó đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời nhất có thể nhé!

Phương pháp điều trị lở miệng ở trẻ sơ sinh 

Khi trẻ sơ sinh bị lở miệng cha mẹ cần áp dụng những cách sau đây để cải thiện tình trạng của bé 

  • Cho bé bú nhiều hơn 

Theo khuyến cáo của chuyên gia, sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ nhỏ vì chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển. Đồng thời giúp trẻ tăng hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn khi gặp phải tình trạng này. 

Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường những thức ăn dặm có chất dinh dưỡng cần thiết  như cá, thịt, tôm,…các loại rau xanh, hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin. Tuy nhiên, đối với trẻ uống sữa công thức, cha mẹ cũng nên cho bé uống nhiều sữa hơn. Khi pha, cha mẹ cũng nên chú ý không dùng nước quá nóng làm ảnh hưởng đến viêm mạc của trẻ.

  • Cho con ăn dạng lỏng

Đối với trẻ em ăn dặm, cha mẹ lưu ý nên sơ chế thức ăn thật mềm hoặc lỏng. Giúp bé giảm bớt khó chịu khi ăn và hạn chế tác động viêm mạc miệng. Vì vậy, cách tốt nhất cha mẹ nên xay nhuyễn các thức ăn rồi nấu cháo hoặc nấu súp cho bé. 

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Lở miệng ở trẻ, bạn không nên sử dụng mật ong để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Vì khi trong quá trình sử dụng, trẻ sẽ có sẽ quấy khóc nhiều hơn do cảm giác nóng rát, khó chịu. Nên việc vệ sinh răng miệng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhiệt miệng và giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Ngoài ra, bạn có thể dùng rơ lưỡi nhúng vào nước ấm, rồi vệ sinh lưỡi và nướu. Hoặc có thể tìm mua các loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh để vệ sinh răng miệng cho trẻ.  Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nước muối sinh lý. 

Một số lưu ý khi điều trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi 

Cơ thể của trẻ em còn rất non nớt, do đó khi điều trị nhiệt miệng cần lưu ý những một số điểm sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

  • Đảm bảo an toàn giấc ngủ luôn ở trạng thái cân bằng 
  • Thông thường, thời gian lở miệng sẽ khoảng từ 7 – 10 ngày và tự lành. Nếu trẻ có dấu hiệu lở miệng hơn 2 tuần trở lên. Bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và thể trạng của trẻ hiện tại.
  • Cho bé bú đúng giờ.

Nhiệt miệng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi thường không phổ biến, song cha mẹ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi chứng bệnh này. Lở miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, làm giảm đề kháng và từ đó dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan nhé.

Jun Trần

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến