30.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, Tháng mười 11, 2024
spot_img

Dấu hiệu bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Bệnh trầm cảm là một trạng thái cảm xúc thể hiện sự thất vọng, buồn phiền, chán nản của bản thân trong cuộc sống hằng ngày. Thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân hoặc người thân. Cùng My Auris tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là là một rối loạn cảm xúc gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Đây là một dạng bệnh và cần được phải điều trị với bác sĩ nha khoa tâm thần kinh. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất. 

Những cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ làm ảnh hưởng và làm rạn nứt đến các mối quan hệ bạn bè trong gia đình và thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ý định tự tử.

Thông thường, trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Trong đó, có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Tần suất mắc ngày càng tăng ở các độ tuổi dưới 20 tuổi, nguyên nhân có thể do tình trạng lạm dụng rượu ở nhóm tuổi này càng tăng cao. 

Bệnh trầm cảm

Nguyên nhân bệnh trầm cảm 

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm có nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Những nguyên nhân phổ biến thường gặp khi xảy ra triệu chứng bệnh trầm cảm: 

  •  Yếu tố di truyền: Trầm cảm thường phổ biến ở những gia đình có có bị mắc bệnh trầm cảm.
  •  Hormone: Sự mất cân bằng hoặc rối loạn của Hormone trong cơ thể có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trầm cảm. Nhất là phụ nữ sau khi sinh và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh hoặc mắc một số bệnh lý khác.
  •  Stress (căng thẳng): là một trong những yếu tố lớn gây ra trầm cảm. Chẳng hạn như những chấn thương lớn ảnh hưởng tới người bệnh: bị mù, bị cụt tay, chân, mất khả năng sinh sản,…

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh 

Nếu trầm cảm lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc như: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, các rối loạn tâm thần khác khiến người bệnh tìm cách tự tự. Thông thường, hội chứng trầm cảm dễ được thấy nhất ở lứa tuổi học đường. 

  •  Thường xuyên cảm thấy cáu giận: Ở lứa tuổi này, các em bị áp lực về kết quả học tập, bên cạnh đó áp lực việc học từ phía gia đình rất lớn làm ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Vì vậy, trẻ thường có xu hướng trở nên nóng tính hoặc la hét để giải tỏa cơn tức giận 
  •  Cảm thấy cuộc sống này không có giá trị: Khi ở tuổi này các sẽ bắt đầu cuộc sống trở nên vô vị, chẳng muốn sống. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có xu hướng tách mình ra ngoài xã hội. Vì thế, trẻ luôn tự khép kín chính mình nhất là trong độ tuổi 10 – 17 tuổi. 
  •  Cảm thấy buồn mà không hề có lý do: Phụ huynh thấy con mình hay buồn mà không rõ nguyên nhân. Lúc này, các bậc phụ huynh nên hỏi rõ sức khỏe và tìm hiểu trẻ trong thời gian này. Đồng thời, hãy lắng nghe điều mà trẻ muốn nói.
  •  Rối loạn giấc ngủ: Không ít trường hợp trẻ em bị trầm cảm luôn bị khó ngủ, ngủ bị giật mình, hoặc không ít trường hợp một số trẻ ngủ nhiều. 
  •  Trở nên thèm ăn: Một số thanh thiếu niên tự đối phó với trầm cảm và căng thẳng bằng cách ăn uống quá mức. Mặc dù, một số trường hợp trẻ sẽ không ăn hoặc ăn rất ít. 
  •  Mất hứng thú trong công việc, sở thích: Trẻ có có hướng giảm hoặc mất quan tâm, hứng thú trong công việc và sinh hoạt trước đây trẻ thích và không thích đến chỗ đông người, nhanh chóng cảm thấy chán nản.
  •  Luôn cảm thấy mệt mỏi: Là khi trẻ lo lắng quá mức dẫn đến khiến trẻ mệt mỏi, lặp đi lặp lại câu hỏi nhiều lần cùng vấn đề.
  •  Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội: Luôn có tâm thế đối phó với các thành viên trong gia đình của các em nhất là ở lứa tuổi học đường. Vì vậy, thay vì cáu gắt hay la mắng, phụ huynh hãy đồng hành và lắng nghe con để con giãi bày những nỗi uất ức trong lòng. 
  • Thích ở một mình:  Mỗi đứa trẻ đều luôn có xu hướng thích được không gian riêng tư. Tuy nhiên, nếu khi trẻ luôn ở trong phòng một mình suốt hàng giờ mà không chịu ra ngoài, thì lúc này trẻ đang cần sự giúp đỡ từ gia đinh. 
  • Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết:  Ở giai đoạn tuổi vị thành niên có cảm xúc trạng thái đặc trưng và hành vi tự sát, tự tử….

Bệnh trầm cảm

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm phổ biến hiện nay

Những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm thường thuốc, nói chuyện với chuyên viên trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý và phương pháp sốc điện.

Liệu pháp về điều trị tâm lý 

Liệu pháp tâm lý có thể sử dụng trên những bệnh nhân trầm cảm ở mức độ nhẹ, giúp bạn thay đổi các thói quen để thoát khỏi trầm cảm. Đặc biệt, liệu pháp này giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bạn bớt trầm trọng hơn.

Đối với trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm ở mức độ nhẹ và trung bình, thì phương pháp điều trị trầm cảm sẽ do bác sĩ kê toa đơn thuốc 

Dùng thuốc 

Các thuốc được sử dụng là những loại thuốc ức chế chống trầm cảm do bác sĩ tâm lý chỉ định. Một số thuốc phổ biến như escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram, fluvoxamine. Tuy nhiên, để ăn toàn cho người sử dụng bạn cần nên hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh hiện tại để đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc có các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi
  • Dễ kích động, cáu gắt, e ngại, lo lắng
  • Tiêu chảy, táo bón, khô miệng.
  • Đổ mồ hôi, run
  • Tăng cân, chán ăn và ăn nhiều 
  • Khó ngủ và căng thẳng, mệt mỏi
  • Kích động hoặc bồn chồn, lo lắng 

Các tác dụng phụ này có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu trong quá trình trị liệu bằng thuốc mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến nơi bác sĩ điều trị tâm lý đến để được kiểm tra và thăm khám.

Liệu pháp choáng điện 

Đối với những trường hợp bệnh trầm cảm có diễn biến phức tạp hoặc trường hợp không thể điều trị bằng thuốc. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp khác bằng phương pháp choáng điện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này có tác dụng phụ như gây cảm giác lú lẫn hoặc mất trí nhớ ngắn hạn.

Chế độ ăn cho người trầm cảm 

Việc ăn bằng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm có lợi giúp người bị trầm cảm khỏe mạnh, qua đó hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị trầm cảm. Bên cạnh đó, người bệnh trầm cảm nên bổ sung một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe vào thành phần bữa ăn của mình, như:

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Việc sử dụng những thức ăn giàu chống oxy hóa có thể hạn chế được tác hại do tế bào tự do gây ra dẫn đến phá hủy tế bào, lão hóa cũng như các vấn đề khác. Các hợp chất chống oxy hóa và loại thức ăn chứa nhiều chúng bao gồm:

  •  Beta – carotene: bỏng cải xanh, dưa vàng, cà rốt, quả đào, bí ngô, rau chân vịt, khoai lang.
  •  Vitamin C: Việt quất, bông cải xanh, bưởi chùm, kiwi, cam, hồ tiêu, khoai tây, cà chua, dâu tây.
  •  Vitamin E: Bơ thực vật, các loại hạt và mềm, dầu thực vật, mầm lúa mì. 

Sử dụng carbohydrate đùng cách 

Carbohydrate là một thành phần dinh dưỡng đa lượng có rất nhiều trong đồ uống và thực phẩm. Do đó, hãy sử dụng carbohydrat đúng cách và có lợi cho cơ thể như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các loại đậu, đồng thời chúng cũng rất giàu chất xơ tốt cho sức khỏe. 

Tăng cường các vitamin nhóm B

Bổ sung các vitamin nhóm B vào các thực đơn hằng ngày gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B1, B6, B12, các loại đậu, hạt, nhiều loại trái cây và rau có màu xanh đậm sẽ chứa nhiều vitamin B9, hay các sản phẩm ít chất béo từ động vật  như thịt nạc, cá, trứng cũng là thực phẩm dồi dào và chứa nhiều vitamin B12.

Sử dụng các thực phẩm chứa acid béo omega – 3

Các nguồn thực phẩm giàu acid béo omega – 3 có trong các thực phẩm hay đồ uống như: 

  • Các loại cá nhiều dầu như cá cơm, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá ngừ…
  • Hạt lanh.
  • Dầu hạt cải, dầu đậu nành.
  • Các loại hạt, đặc biệt là hạt óc chó, hạt macca.
  • Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau cải,…

Bệnh trầm cảm sẽ xảy ra khi có một lý do chính đáng, không phải thể hiện sự yếu đuối. Thay vì xa lánh hãy làm bạn đồng hành giúp người trầm cảm vựt dậy được tinh thần và cảm thấy cuộc đời này đáng sống.

Kim Dung

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến