Hiện tượng trẻ bị chảy máu ở mũi và hương vị tanh của máu trong khoang miệng có thể làm trẻ hoảng sợ. Bé sẽ có thể bị chảy máu mũi nhiều hơn nếu cha mẹ thể hiện sự lo sợ, la hét. Đây là hiện tượng bình thường và chảy máu cam ở trẻ thường rất ít khi phải nhập viện mà có thể được xử trí ngay tại nhà.
Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ
Chảy máu cam hay còn được gọi là chảy máu mũi là hiện tượng mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ, gây chảy máu. Máu sẽ chỉ chảy trong khoảng thời gian ngắn nhưng nó có sẽ tự động ngừng chảy. Đối với một số bé sẽ có hiện tượng chảy máu mũi nhiều lần trong một cần, điều này làm bố mẹ lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con em. Nhưng đây được xem là tình trạng hết sức bình thường ở trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi và đặc biệt là các trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi.
Phân loại hiện tượng chảy máu mũi:
- Hiện tượng chảy máu mũi trước: Tỷ lệ chiếm khoảng 90% trường hợp bệnh nhân chảy máu mũi. Đây là tình trạng chảy máu xuất phát từ phía trước mũi, cụ thể là ở vị trí Kiesselbach ở phần dưới vết ngăn mũi. Khu vực có nhiều các vết ngăn nhỏ, dễ bị vỡ khi trẻ xì mũi hoặc có chấn thương cục bộ do day mũi. máu sẽ chảy ra phía trước, hiện tượng chảy máu dai dẳng nhưng lượng máu sẽ không nhiều và sẽ ngừng khi áp dụng các biện pháp sơ cứu. Ở hiện tượng này máu cũng sẽ ít chạy xuống họng.
- Hiện tượng chảy máu mũi sau: Tỷ lệ là 10%, có liên quan đến mạch máu ở cao hơn và sâu hơn. Hiện tượng này nếu xảy ra sẽ khá nguy hiểm vì khó có thể kiểm soát và cần được chăm sóc y tế. Những người có tuổi cao và huyết áp cao hoặc từng bị chấn thương vùng mũi sẽ gặp tình trạng chảy máu mũi sau phổ biến hơn là ở trẻ em. Chảy máu mũi sau thường sẽ có biểu hiện chảy cả 2 bên, chảy ra phía sau và đi xuống họng và với lượng khá nhiều, có thể gây nguy hiểm cho người.
Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ
Chảy máu cam có thể do nguyên nhân vật lý hoặc từ các nguyên nhân bệnh lý (liên quan đến vùng tai mũi họng). Các bậc phụ huynh cần quan tâm để biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu mũi ở trẻ nhằm có cách xử lý phù hợp.
- Liên quan đến thời tiết: Ở những nơi có thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm thấp và với việc sử dụng lò sưởi sẽ làm khô, ảnh hưởng niêm mạch mũi gây hiện tượng chảy máu. Bên cạnh đó, nếu trời quá nóng, mạch máu mũi cũng có hiện tượng giãn nở khiến trẻ cảm thấy ngứa dẫn đến hành động ngoáy mũi làm vỡ mạch máu gây chảy máu mũi.
- Các chấn thương vật lý: Mũi bị va đập vào các vật cứng, dị vật rơi trúng mũi hay ngoáy mũi
- Bệnh lý khu vực: Thực hiện phẫu thuật mũi xoang, nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư xâm nhập,…
- Các bệnh lý toàn thân: Cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh về gan, khối u,….
- Các nguyên nhân khác: Người bệnh mắc bệnh di truyền liên quan đến sự thay đổi cấu trúc của thành mạch máu, hoặc sự thiếu hụt vitamin C.
Cách thức xử lý chảy máu cam ở trẻ
Bước 1: Xác định vị trí mũi bên nào chảy máu
Khi thấy hiện tượng chảy máu cam ở trẻ, các bậc phụ huynh trước tiên phải giữ được bình tĩnh cho bản thân đồng thời không cho bé thực hiện hành động dụi mũi. Tiếp đến lau sạch cửa mũi ở hai bên, định hình đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu có thể chảy ra nhằm xác định máu đang chảy ra từ bên mũi nào. Bên cạnh đó, ở tư thế cúi đầu về phía trước này cũng sẽ giúp cho máu khoogn thể chảy ngược vào phía trong gây nên tình trạng nôn ói, khó chịu cho trẻ.
Bước 2: Thực hiện hành động cầm máu
Cha mẹ cần dùng ngón tay đè lên phần cánh mũi của trẻ vào vách ngăn mũi, cho đầu trẻ hơi ngửa lên một chút, giữ nguyên tư thế trong vòng khoảng 5 đến 10 phút thì máu sẽ ngừng chảy. Lưu ý là không được bóp phần xương sống mũi hoặc chỉ được ấn một bên cánh mũi vì điều này có thể làm trẻ bị đau và không thể cầm máu được. Bên cạnh đó, cha mẹ không được thả tay ra quá sớm hoặc lặp lại hành động đè mũi nhiều lần sẽ khiến hiện tượng máu chảy kéo dài do quá trình chưa hình thực được cục máu đông ngăn tình trạng chảy máu.
Bước 3: Chăm sóc
Các bậc phụ huynh cần lưu ý ở bước này để trẻ được nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu hiện tượng chảy máu vẫn diễn ra và bị chảy xuống cổ họng thì cần đặt trẻ nằm nghiêng một bên, chỉ dẫn cho trẻ cách dùng lưỡi đẩy máu ra ngoài. Lưu ý là không được để trẻ nuốt máu cam vì có thể gây nên các hiện tượng ngộ độc, đau bụng và nôn mửa.
Cách thức phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ
Để có biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Không để trẻ ngoáy mũi, day mũi hay nhét những vật lạ vào mũi neus nguyên nhân chảy máu là do chấn thương hay dị vật
- Vào những ngày thời tiết nắng nóng, hay khi vừa tập thể dụng xong và thực hiện các hoạt động ngoài trời thì cần cho trẻ bổ sung đầy đủ nước.
- Không khí khô sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu cam nên phụ huynh không nên cho trẻ ngồi quá lâu trong phòng điều hòa. Trong trường hợp trẻ ngủ trong phòng máy lạnh thì cần sử dụng thêm máy phun sương hay đặt chậu nước nhỏ trong phòng để cấp ẩm cho không khí.
- Thường xuyên xịt và nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý (quan trọng đối với trẻ hay bị cảm, dị ứng mũi) để giữ cho niêm mạc mũi của trẻ luôn được ẩm.
- Bổ sung vitamin C bằng trái cây tươi cho trẻ
- Điều trị dứt điểm tình trạng viêm mũi vì đây là nguyên nhân thường gặp gây chảy máu cam.
Thông qua bài viết này Kiến Thức Niềng Răng mong các bậc phụ huynh sẽ hiểu được về các dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam. Nhìn chung, trường hợp chảy máu cam ở trẻ tương đối lành tính, ít nguy hiểm. Nhưng nếu gặp các dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.
Yến Nhi