Tai bị sưng đau nhức có nguy hiểm không?
Nếu bạn cảm thấy tai bị sưng đau nhức thì đừng quá lo lắng vì triệu chứng này thường không phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên,k tình trạng này cũng sẽ gây cho bạn nhiều khó chịu.
Triệu chứng kèm theo của tai bị sưng đau nhức
Khi tai bị sưng đau nhức, thường kèm theo các triệu chứng sau đây:
- Bị mất ngủ vì đau
- Có thể bị sốt
- Cảm giác chán ăn
- Bị chảy dịch tai
- Khả năng nghe kém, bị ù tai
- Có cảm giác chóng mặt
- Có thể bị liệt mặt
Ngoài ra, trong trường hợp có biểu hiện cứng cổ, mệt mỏi, lờ đờ thì nên đến gặp bác sĩ ngay vì có thể triệu chứng này đang diễn biến nặng.
Điều trị tai bị sưng đau nhức
Tai bị sưng đau nhức có thể điều trị và thường không để lại hậu quả. Tùy theo nguyên nhân gây ra mà sẽ có phướng án điều trị khác nhau. Nhìn chung có một số cách điều trị sau:
- Dùng miếng vải flanen lạnh đắp lên tai đau chừng 20 phút để giảm đau, cần tránh để tai trong không bị ẩm ướt.
- Sử dụng thuốc nhỏ tai, nhưng tránh dùng thuốc nhỏ tai nếu màng nhĩ đã bị thủng.
- Sử dụng thuốc giảm đau ibuprofen, paracetamol, thuốc kháng sinh theo đơn kê toa của bác sĩ.
- Nếu thường xuyên bị đau tai hoặc viêm tai, để bảo vệ tai không bị ướt hoặc bị viêm, nên sử dụng các vòng day (ống nhỏ).
Nguyên nhân khiến tai bị sưng đau nhức
Tai bị sưng đau nhức có thể không quá nguy hiểm, nhưng việc nắm được các nguyên nhân gây ra sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị.
Do viêm tai ngoài cấp tính
Viêm tai ngoài cấp tính có thể lan tỏa gây ảnh hưởng đến toàn bộ da ống tai ngoài hoặc khu trú biểu hiện như một đinh nhọt phồng lên gây đau. Nhọt luôn nằm phần ngoài ống tai (nơi có lông tai và không ảnh hưởng đến sức nghe. Khi này, nếu lắc vành tai sẽ làm tăng cảm giác đau, nhưng dịch tai ít chảy ra và quánh đặc.
Do viêm tai giữa cấp tính tạo mủ
Nếu bị viêm tai giữa cấp tính tạo mủ, thường bạn sẽ cảm thấy đau ở sâu trong tai. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến khả năng nghe. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm giác đầy tai, sau đó đau và sốt, tiếp đến là chảy dịch tai (khi màng nhĩ thủng). Vi khuẩn thường là tác nhân chính gây bệnh này.
Do viêm tai xương chũm cấp tính
Viêm tai xương chũm cấp tính xảy ra do các vách xương nằm giữa các thông bào chũm (phần xương ở sau tai) bị hủy. Tiến trình này thường xảy ra chậm từ 2 – 3 tuần và trong suốt khoảng thời gian đó, tai có thẻ bị chảy dịch lượng nhiều và liên tục. Các biểu hiện như mệt mỏi, bị sốt thường sẽ xảy ra kèm theo.
Do viêm tai giữa mạn tính xuất tiết
Với căn bệnh này, biểu hiện thường nhẹ, mơ hồ và cơn đau tai thường ngắn. Triệu chứng đi kèm thường chỉ là khả năng nghe bị kém đi.
Do viêm tai ngoài “ác tính” (hoại tử)
Căn bệnh này rất hiếm gặp nhưng cũng nên biết vì đây là một dạng nhiễm trùng nặng do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra. Bệnh nhân lớn tuổi bị đái tháo đường rất dễ gặp phải căn bệnh này. Bên cạnh dấu hiệu tai bị sưng đau nhức, thì bị liệt mặt hoặc tổn thương các dây thần kinh sọ khác cũng là các dấu hiệu của viêm tai ngoài “ác tính”.
Đau quy chiếu
Tai bị sưng đau nhức có thể có nguồn gốc từ việc đau vùng hầu họng, đau răng, đau cột sống cổ,…
Các nguyên nhân do thần kinh
Các vấn đề về thần kinh cũng sẽ làm tai bị sưng đau nhức. Nguyên nhân này thường gặp ở bệnh nhân nam trẻ tuổi với tình trạng đau thần kinh các vùng phía sau trong của họng và đau thần kinh dạng đau nửa đầu.
Tâm lý cũng có thể gây đau tai
Bệnh trầm cảm cũng rất dễ khiến tai bị đau nhức và cần được điều trị sớm để tránh thêm phiền toái trong cuộc sống.
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng kéo theo triệu chứng đau tai:
- Viêm màng nhĩ tạo bóng nước: thường kèm theo chảy dịch tai giữa và tác nhân gây ra là vi-rút.
- Hội chứng Ramsay Hunt: là bệnh lý hiếm gặp, nguyên nhân do Varicella-zoster vi-rút (vi-rút gây bệnh thủy đậu và giời leo). Dấu hiệu nhận biết là yếu mặt đột ngột, nổi ban trên vành tai.
Nổi hạch ở quai hàm trái đau có nguy hiểm không?
Tìm hiểu về nổi hạch
Hạch hay hạch lympho là một cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. Các hạch này có mặt ở khắp cơ thể, tập trung nhiều ở một số vùng như cổ, nách, bẹn. Bình thường các hạch trong cơ thể không sưng to lên đến mức có thể sờ chạm hay nhận biết được, vì thế nếu nổi hạch ở quai hàm trái đau thì đó là 1 triệu chứng bất thường của cơ thể.
Trên thực tế, kết quả siêu âm chỉ mới xác định đây là hạch, chứ chưa cho biết có nguy hiểm hay không. Nổi hạch ở quai hàm trái đau có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh:
- Nguyên nhân do các tế bào ung thư từ cơ quan khác phát triển trong hạch như tuyến giáp, hầu họng hay u lympho (ung thư hạch) thì rất nguy hiểm vì là bệnh ác tính.
- Những trường hợp viêm hạch phản ứng hay viêm hạch nguyên phát thì ít nguy hiểm vì chỉ bị viêm nhiễm ở cơ quan gần đó như viêm họng mạn, bệnh lý răng miệng, bệnh lý tuyến nước bọt, bệnh tuyến giáp, hạch bị vi khuẩn – virus tấn công.
Nổi hạch ở quai hàm trái đau thường xuất hiện trong độ tuổi từ 20-50. Ngoài ra, tỷ lệ gặp ở phụ nữ cao hơn gấp 3 lần so với nam giới.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Mặc dù phần lớn trường hợp, nổi hạch dưới hàm sẽ không đau và sẽ dần biến mất trong vòng 2- 3 tuần. Trong trường hợp hạch vẫn sưng lâu hơn và có kèm theo các dấu hiệu sau, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ:
- Khi chạm vào hạch dưới hàm có cảm giác cứng như cao su.
- Hạch không di chuyển cố định 1 chỗ.
- Đường kính sưng hạch từ 2cm trở lên.
- Kèm theo đổ mồ hôi ban đêm, đau bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Bị sốt cao.
Nổi hạch ở quai hàm trái đau là dấu hiệu của bệnh gì?
Các bệnh nhiễm trùng
Tình trạng nổi hạch này phần lớn báo hiệu đang có tình trạng nhiễm trùng xung quanh đó. Các dạng nhiễm trùng điển hình là nhiễm trùng hoặc áp xe răng, viêm họng do vi khuẩn hoặc virus, nhiễm trùng da (mụn, nhọt), viêm họng hạt. Ngoài ra, hạch cũng có thể do nhiễm siêu vi (cảm cúm, sởi, thủy đậu,…).
Dấu hiệu ung thư
Mặc dù hầu hết tình trạng nổi hạch dưới hàm lành tính, không phải ung thư, nhưng một số ít trường hợp có thể bị ung thư vùng đầu cổ như ung thư vòm họng. Khi nổi hạch là dấu hiệu của bệnh ung thư, thường đi kèm với các triệu chứng như chán ăn, sụt cân không lý do, buồn nôn,…
Vậy là bạn đã cùng Kiến Thức Niềng Răng tìm hiểu sơ về tình trạng tai bị sưng đau nhức và nổi hạch ở quai hàm trái đau để biết cách phòng ngừa cũng như theo dõi bệnh tình. Ngoài ra, nếu bạn có các thắc mắc khác liên quan đến các vấn đề nha khoa, hãy liên hệ ngay với Kiến Thức Niềng răng để được giải đáp chi tiếp nhé!
Phương Trang