26 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, Tháng Chín 28, 2023
spot_img

Vì sao trẻ có dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm tuổi dậy thì hiện nay khá phổ biến, do biến đổi thay đổi hormone như áp lực việc học, bất đồng với gia đình, nhà trường, bạn bè,…Nếu kéo dài về càng lâu trẻ sẽ dẫn đến các hành động tổn thương đến bản thân như trầm cảm tự sát, rạch tay trầm cảm.

dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì 

Vì sao trẻ có dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì 

Dậy thì là giai đoạn của tuổi “nổi loạn”vì trẻ bắt đầu nhận thức được “cái tôi” và luôn khẳng định cá tính, suy nghĩ của bản thân. Do đó, trầm cảm ở giai đoạn này sẽ tương đối phức tạp và điều trị cũng gặp không ít khó khăn. 

Độ tuổi thường dễ rơi vào trạng thái trầm cảm từ 10 -17 tuổi. Vì độ tuổi này đang đang trong giai đoạn thể hiện cá tính (cái tôi) . Biểu hiện thường gặp nhất là cảm giác buồn chán, tiêu cực kéo dài, mất hứng thú đối với các hoạt động bên ngoài, kể cả các trò chơi, lĩnh vực từng yêu thích.

Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone, trẻ sẽ trở nên nhạy cảm với lời nói người khác và những sự kiện, tình huống xảy ra trong cuộc sống. Vì thế, xét về nhận thức và nhân cách của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trầm cảm gây ra những ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Chính vì thế, gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm đặc biệt đến trẻ ở độ tuổi dậy thì, nhất là trẻ có các vấn đề về tâm lý. 

Dấu hiệu bị trầm cảm ở tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm thường gặp nhiều nhất: trầm cảm sau sinh, trầm cảm do stress, do phá sản hay trầm cảm vì mụn…Trong đó, trầm cảm ở tuổi dậy thì ngày càng gia tăng và ở mức báo động. Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi luôn có những dấu hiệu bất thường trong tính cách lẫn trong cả hành vi.  Trẻ thường phản ứng cực gắp với những ảnh hưởng tiêu cực cho thấy trẻ đang có dấu hiệu của chứng bệnh trầm cảm Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì bao gồm: 

  •  Thường xuyên có các biểu hiện tức giận mà không rõ nguyên do 
  •  Luôn cảm thấy mình vô dụng, cảm thấy buồn mà không có lý do 
  • Thay đổi thói quen khi ngủ 
  •  Thích ở một mình
  •  Trở nên thèm ăn 
  •  Luôn cảm thấy mệt mỏi 
  •  Đặc biệt, luôn ám ảnh bởi việc trầm cảm tự sát hay rạch tay trầm cảm. 

dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì 

Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì 

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy xuất phát nhiều nguyên nhân. Trong đó, luôn có vai trò của sự thay đổi hormone. Tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra rằng, trầm cảm chỉ phát triển khi trẻ có sẵn những yếu tố gây bệnh như yếu tố di truyền, sự mất cân bằng của các yếu tố nội sinh làm thay đổi tính cách,…

  • Áp lực từ việc học: Nhiều trẻ thường áp lực đến việc học, thi cử hoặc đôi khi các bậc phụ huynh đặt kỳ vọng quá lớn cho trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài và không có hướng giải quyết sẽ khiến trẻ dễ rơi  trạng thái buồn bã và thậm chí tự cô lập, khép mình dẫn đến trầm cảm. Vậy nên, để phát triển tính cách con bạn nên trẻ phát triển tự nhiên và đồng hành cùng con nhé!
  • Thiếu sự đồng cảm, quan tâm: Độ tuổi này đang cần quan tâm, đồng cảm từ cha mẹ, người thân, bạn bè
  • Do sự thay đổi đột ngột của hormone: Sẽ ảnh hưởng đến tính cách, hành vi, cảm xúc và khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn bình thường.
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Môi trường sống lành mạnh sẽ ít nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm. Ngược lại, nếu trẻ sinh ra và lớn lên thường xuyên mâu thuẫn, cha mẹ không hạnh phúc thường dễ làm cho tâm lý của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng. 
  • Lối sống cực đoan: Dậy thì là giai đoạn trẻ có sự thay đổi rõ rệt về thể chất, cách nhìn nhận và nhận thức. Nếu không được giáo dục lành mạnh, trẻ có thể hình thành lối sống suy nghĩ cực đoan và sai lầm.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trầm cảm ở trẻ trong độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một số trẻ khi có dấu hiệu trầm cảm và mức độ cũng có sự khác biệt rõ rệt. 

Các phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì 

Bệnh trầm cảm có thể điều trị được thông qua toa thuốc của bác sĩ tâm lý, điều trị tâm lý và sự hỗ trợ quan tâm chăm sóc của gia đình, bạn bè xung quanh. Ngược lại, nếu trầm cảm quá nặng như các biểu hiện tiêu cực đã nói ở trên, thì cần phải  có sự hỗ trợ của bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc 

Tùy thuộc vào mức độ trầm cảm, các hành vi, biểu hiện của bệnh nhân mà có cách điều trị khác nhau. Trong đó có hai phương pháp thông dụng là dùng thuốc và liệu pháp tâm lý. 

Những loại thuốc phổ biến hiện nay: Serotonin có chọn lọc (SSRIs), serotonin và norepinephrine, thuốc chồng trầm cảm ba vòng, chất ức chế monoamine oxidase. Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm này có thể có các tác dụng như:

  •  Đau đầu, buồn nôn
  •  Khó ngủ và căng thẳng 
  •  Kích động hoặc bồn chồn 

Bạn phải hết sức lưu ý trước khi sử dụng thuốc trầm cảm vì thuốc khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tử trước khi thuốc có tác dụng. Đặc biệt, trước khi sử dụng thuống chống trầm cảm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý để đưa ra liều lượng sử dụng thuốc phù hợp.

Trị liệu tâm lý

Mục đích của việc tư vấn tâm lý là lắng nghe và giải bày hết nỗi lòng của trẻ. Có thể được xem phương pháp là chìa khóa quan trọng trong việc điều trị chứng bệnh trầm cảm. Phương pháp này thường trò chuyện cùng với thành viên trong gia đình hoặc một nhớm người cùng mắc hội chứng này.

Thông qua đó điều trị tư vấn tâm lý, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh trầm cảm và tìm cách thay đổi những suy nghĩ, hành vi. Bằng phương pháp lắng nghe có thể giúp trẻ dần lấy lại sự bình tĩnh, và kiểm soát được cảm xúc của chính mình 

Nhờ vậy, nếu người bệnh có đủ niềm tin và chia sẻ cởi mở vấn đề của mình sẽ có thể giải quyết được những điểm bất hòa trong mối quan hệ, vượt qua nỗi sợ hãi thậm chí là ám ảnh, đặc biệt xoa dịu những cảm xúc tiêu cực. Giúp trẻ hình thành những thói quen tích cực như nói chuyện cởi mở, vui vẻ. 

dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì 

Sự hỗ trợ và động viên từ gia đình 

Điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì cần đỏi hỏi sự kiên trì vì rất mất nhiều thời gian. Đặc biệt đồng hành cùng trẻ chẳng hạn như trò chuyện với trẻ nhiều hơn bằng cách làm bạn với trẻ, lắng nghe con giãi bày tâm tư và nguyện vọng của chính mình. Tạo cho con cảm giác an toàn như ngủ đúng giờ, tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng đồng trang lứa. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến chế độ ăn uốn cũng như bổ sung các dưỡng chất trong các thực phẩm và đồ uống hằng ngày. Tránh tạo ra những tình huống căng thẳng khiến trẻ bị sang chấn tâm lý, nếu không may sẽ dẫn đến tình trạng trẻ áp lực quá nhiều.

Khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới bác sĩ tâm lý để kiểm tra và thăm khám để tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp. Kiến Thức Niềng Răng vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích từ bài viết này nhé!

Kim Dung

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,871FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến