Máng niềng răng trong suốt là gì? Thực hiện niềng răng có đau không? Đây đều là những câu hỏi thường gặp khi khách hàng đến thăm khám và được các bác sĩ chuyên môn của Kiến Thức Niềng Răng tư vấn. Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp cho những thắc mắc này thông qua bài viết chi tiết sau, đồng thời bác sĩ chuyên môn cũng cung cấp đến bạn một số lưu ý cần biết trong quá trình chỉnh nha.
Máng niềng răng trong suốt là gì?
Máng niềng răng trong suốt là sự ra đời trở thành một bước tiến mạnh mẽ của nền công nghệ nha khoa. Với việc sử dụng các khay niềng răng trong suốt, được làm từ nhựa dẻo cao cấp. Chúng có hình dáng giống với hàm răng, có khả năng ôm sát khít thân răng và di chuyển răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Kỹ thuật niềng răng này cũng hoàn toàn xóa bỏ được những trở ngại khi giao tiếp, ăn uống hay thậm chí là đau đớn sau mỗi lần siết răng. Khi thực hiện niềng răng trong suốt, thông thường mỗi người cần dùng từ 20 đến 40 khay niềng, mỗi khay cần đeo từ 7 đến 10 ngày và được đeo ít nhất 22h/ngày. Bạn cần tuân thủ đúng các chỉ định từ bác sĩ để răng có thể dịch chuyển đúng hướng và tiết kiệm thời gian.
Những trường hợp nên và không nên áp dụng máng niềng răng trong suốt
Máng niềng răng trong suốt có thể áp dụng tốt cho nhiều trường hợp khác nhau, tuy nhiên với một số trường hợp bác sĩ sẽ không chỉ định thực hiện. Cụ thể
Trường hợp nên áp dụng niềng răng trong suốt
- Răng bị móm hay còn gọi là khớp cắn ngược: Với những đối tượng này, mỗi khi ngậm miệng lại thì phần xương hàm sẽ bị đưa ra phía trước.
- Răng bị thưa: Trường hợp các răng không mọc liền sát nhau mà tạo ra khoảng trống. Răng thưa thường gặp nhất với phần răng cửa, nguyên nhân có thể là do kích thước của răng nhỏ hơn so với hàm hay do người bệnh đã bị mất răng.
- Răng vẩu: Tình trạng này là một trong các trường hợp khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, quá trình ăn uống cũng bị ảnh hưởng do sai khớp cắn.
- Răng mọc khấp khểnh: Tại hàm, răng có dấu hiệu mọc lệch đi và các răng không đều nhau. Răng mọc chen chúc, lộn xộn, mọc thò ra hay thụt vào.
Trường hợp không nên niềng răng trong suốt
Với một số trường hợp có thói quen hay nghiến răng khi ngủ thì lời khuyên của bác sĩ là bạn không nên sử dụng máng niềng răng trong suốt. Vì nếu nghiến răng sẽ dẫn đến tình trạng thủng máng, mất nhiều thời gian điều trị hơn. Đồng thời quá trình thực hiện niềng răng cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí răng có thể dịch chuyển không đúng sang những vị trí mà bạn không mong muốn.
Mặt khác, một số trường hợp bị dị ứng với nguyên liệu làm khay nhưng trường hợp này không nhiều. Bên cạnh đó còn có một số trường hợp không nên niềng răng bằng khay trong suốt là:
- Răng bị quặp và hơ hơn 45 độ.
- Răng có dấu hiệu thưa nhiều và khoảng cách giữa 2 răng lớn hơn 6mm.
- Răng bị mất cân đối hoặc dấu hiệu cắn chìa nặng.
Niềng răng trong suốt có gây đau không?
Máng niềng răng trong suốt tuy rằng được nhiều người sử dụng, tuy nhiên với những người đang tìm hiểu về kỹ thuật này thì họ vẫn còn băn khoăn: Phương pháp chỉnh nha khay niềng trong suốt có đau hay không?
Các khay niềng răng trong suốt có nhiều ưu điểm cho người dùng là dễ dàng tháo lắp, đạt tính thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác thoải mái và không gây khó chịu. Các khay niềng cũng được thiết kế riêng cho từng người bệnh nên không gây tình trạng cọ xát hay tổn thương đến nướu. Đặc biệt là rất ít gây đau đớn khi răng dịch chuyển.
Vào mỗi lần bạn thay khay niềng, bạn có thể hơi cảm thấy khó chịu. Nhưng tình trạng này sẽ qua nhanh khi răng đã quen với máng niềng mới. Đây là kỹ thuật niềng răng đơn giản, không gây vướng víu đau đớn khi bạn ăn uống hay vệ sinh răng thường ngày.
Các lưu ý khi thực hiện niềng răng trong suốt
Tuy máng niềng răng trong suốt có nhiều ưu điểm nhưng sau khi thực hiện chỉnh nha, bạn cần nhớ một số lưu ý để quá trình điều trị đạt được hiệu quả nhất.
Thực hiện quá trình vệ sinh răng miệng đúng cách
Ưu điểm dễ nhận biết nhất của máng niềng răng trong suốt là dễ dàng tháo lắp, vì vậy việc vệ sinh răng miệng cũng thuận tiện hơn. Bạn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, các khay niềng để đảm bảo miệng luôn sạch sẽ, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.
Lưu ý khi vệ sinh không được sử dụng nước nóng cho khay niềng. Đồng thời, sử dụng thêm bàn chải mềm để có thể len lỏi và làm sạch từng kẽ răng. Kết hợp thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để có kết quả tốt nhất.
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Khi thực hiện niềng răng, việc bạn kiêng thức ăn là không cần thiết. Tuy nhiên, cần phải bổ sung những loại thức ăn có đủ dưỡng chất như sữa chua, hoa quả, ngũ cốc,… Đặc biệt không nên ăn quá nhiều đồ cứng, dai vì có thể làm ảnh hưởng đến răng hàm.
Ngoài ra, cần hạn chế các món ăn quá nóng quá lạnh. Loại thực phẩm này có thể tác động không tốt đến răng cũng như khay niềng. Cần hạn chế sử dụng nước ngọt, đồ ăn vặt để mảng bám không hình thành khiến răng bị ố vàng.
Thời gian đeo khay niềng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Máng niềng răng trong suốt cần có thời gian đeo tối thiểu là 22 giờ mỗi ngày. Bạn cần chú ý các khay niềng cần được vệ sinh khi tháo ra để ăn uống những loại thực phẩm khác không phải nước lọc.
Không được hút thuốc lá
Việc bạn hút thuốc lá có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đường hô hấp. Ngoài ra, quá trình niềng răng chỉnh nha cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi sử dụng thuốc lá sẽ khiến khay niềng bị xỉn màu. Vì vậy, nếu muốn hút thuốc lá thì trước đó cần tháo niềng và răng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi đeo niềng trở lại. Theo ý kiến của bác sĩ, tốt nhất bạn cần cai thuốc lá khi muốn chỉnh nha niềng răng.
Trên đây là những thông tin về phương pháp sử dụng máng niềng răng trong suốt. Hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin, cũng như lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp. Thăm khám với bác sĩ là cách tốt nhất để bạn biết chính xác tình trạng răng của mình, thông qua đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp và tư vấn đến bạn. Cuối cùng sau khi điều trị sẽ mang lại kết quả chỉnh nha tốt như mong đợi.