Mỗi người đều có những áp lực riêng, theo guồng quay của cuộc sống. Người lớn thì gặp áp lực trong công việc, trẻ em thì gặp áp lực trong học tập, điều này rất dễ dẫn đến con người bị stress. Nếu triệu chứng stress quá độ có thể khiến người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí nguy hiểm hơn người bệnh sẽ có các biểu hiện tự làm hại chính mình. Vậy stress là gì, chúng ta nên làm gì khi bị stress? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết cho bạn.
Stress là gì?
Stress là trạng thái của căng thẳng thân kinh, một phản ứng của cơ thể bao gồm: Phản ứng hành động, sinh lý và tâm lý của một cá nhân khi có trạng thái cố gắng thích nghi với những áp lực của cuộc sống và những sự thay đổi bên trong/bên ngoài. Tình trạng này không hẳn gây hại cho sức khỏe, đây cũng có thể được xem như động lực để kích thích sự tập trung, tăng khả năng linh động trong học tập và làm việc.
Tuy nhiên, trong sự phát triển ngày một nhanh của xã hội, con người ngày ngày phải đối diện với cường độ làm việc dày đặc, trẻ em thì thời gian học cũng nhiều hơn. Điều này đã làm tăng tỷ lệ stress, căng thẳng nghiêm trọng ở người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài được xem như một động lực để phát triển những tình trạng người bị stress kéo dài cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm lý và thể chất.
Những người có nguy cơ rơi vào trạng thái stress cao:
- Môi trường sống không lành mạnh
- Gặp nhiều áp lực trong công việc và học tập
- Người có cơ thể yếu: Thường xuyên bị bệnh, suy dinh dưỡng
- Người có ít mối quan hệ xã hội, ít giao tiếp và thiếu tự tin,…
- Bị ảnh hưởng stress từ những người xung quanh
Hiện nay, tỷ lệ người bị stress ngày càng tăng nhanh và không có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, tỷ lệ những người bị stress nặng được xem là yếu tố quan trọng khiến bệnh lý tâm thần bùng phát. Vì thế, bạn cần có sự nhận biết stress sớm để có thể can thiệp điều trị kịp thời, tìm biện pháp hiệu quả nhất giúp bản thân phòng ngừa các rối loạn tâm thần thường gặp.
Những dấu hiệu stress trầm cảm
Người bị suy giảm trí nhớ
Đây được xem như một dấu hiệu điển hình của người bị stress nặng. Những dấu hiệu như hay nhầm lẫn, đãng trí, hay quên sẽ thường gặp ở những người cao tuổi do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trung ương. Nhưng những dấu hiệu này cũng thường gặp ở người trẻ tuổi do gặp các vấn đề do căng thẳng thần kinh gây ra
Trường hợp người bị căng thẳng quá mức, tuyến thượng thận sản sinh hormone cortisol có tác dụng lên nhịp tim và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên khi được sản xuất quá nhiều, hormone này có thể làm tim bạn đập nhanh hơn, gây cảm giác bồn chồn, hồi hộp, tăng huyết áp và mệt mỏi, tác động tiêu cực đến hoạt động của não bộ. Người bị stress nặng sẽ nhận thấy trí nhớ mình bị giảm sút đáng kể
Xuất hiện dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi toàn thân
Stress được xem như phản ứng của cơ thể đối với những thay đổi, áp lực. Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ có phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Vì vậy, khi bị stress toàn bộ cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu đau nhức, mệt mỏi và ê ẩm. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến não bộ gây tình trạng đau đầu, chóng mặt,…
Vấn đề về tiêu hóa
Stress và các vấn đề tiêu hóa luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau mà nhiều người không biết đến. Trường hợp bạn căng thẳng quá mức, dây thần kinh phế vị sẽ bị kích thích dẫn đến hiện tượng tăng tiết dịch vị co bóp một cách bất thường. Vì vậy, bạn có thể gặp một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như nôn mửa, đầy hơi, đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy hay táo bón,…
Trình trạng người bị rụng tóc
Biểu hiện thường gặp của stress là rụng tóc. Từ giải thích của các chuyên gia, việc người bị căng thẳng thần kinh quá mức sẽ làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến các nang tóc. Hệ quả của tình trạng này là tóc bị yếu đi và làm tăng số lượng tóc bị gãy rụng.
Tình trạng chị em bị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt được xem là tình trạng nữ giới bị stress kéo dài và tương đối nặng. Khác một chút so với năm giới, nội tiết tố của phái nữ có thể bị ảnh hưởng do sự căng thẳng thần kinh. Để có một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, phải có sự phối hợp giữa các cơ quan như vùng dưới đồi. tình trạng phái nữ bị căng thẳng quá mức sẽ khiến cho vùng dưới đồi bị rối loạn quá mcusw dẫn đến sự bất ổn trong quá trình sản xuất hormone ở các cơ quan còn lại. Rối loạn kinh nguyệt sẽ có những biểu hiện như: Vòng kinh thưa, mất kinh, đau kinh kinh,…
Bên cạnh đó, phái nữ nếu stress nặng có thể làm tăng khả năng sản xuất hormone cortisol làm tăng đường huyết và phá vỡ insulin. Nếu ở nồng độ cao sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và vòng tuần hoàn kinh nguyệt.
Dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ và uể oải
Cơ thể sẽ có khả năng sản xuất ra hormone adrenaline khi có dấu hiệu căng thẳng quá mức. Hormone này có khả năng làm tăng huyết áp và nhịp tim, trường hợp hormone này tăng cao quá mức sẽ tạo cảm giác buồn ngủ và uể oải ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu quả giải quyết công việc.
Một số dấu hiệu khác
Khi bị stress, bạn cũng có thể gặp một số dấu hiệu khác sau:
- Gây nổi mề đay, mụn trứng cá,…
- Sức đề kháng yêu đi tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Xuất hiện biểu hiện co giật mí mắt
- Tiết nhiều mồ hôi
- Giảm hứng thú trong quan hệ tình dục
Cách giảm stress trong cuộc sống
Bạn là người lớn hay trẻ nhỏ thì đều có những áp lực khác nhau. Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng stress trong cuộc sống. Nếu thực hiện được bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và sẽ tìm được cách giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống mà không còn bị ảnh hưởng từ những suy nghĩ tiêu cực.
Cách xả stress trong học tập
- Biết cách nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi kết thúc một ngày dài học tập mệt mỏi, vào buổi tối bạn cần cho cơ thể được nghỉ ngơi bằng những cách sau: Đọc sách, nghe nhạc,… Hạn chế việc thức khuya để học bài sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi hơn và cũng không tiếp thu được tốt như buổi sáng.
- Không ôm quá nhiều thứ vào người
Áp lực học tập khiến các em nhỏ luôn muốn mình phải thật giỏi, đạt được điểm cao. Ngoài những giờ học tập ở lớp, còn phải học thêm tại các trung tâm. Quá trình nhồi nhét nhiều thứ vào người làm cho bộ nhớ phải hoạt động liên tục và nó sẽ không thể tiếp thu hết nhiều kiến thức vào đầu cùng một lúc. Các em nhỏ cần lập cho mình một thời gian biểu để sắp xếp lịch học tập một cách hợp lý.
- Có chế độ ăn uống hợp lý
Để có năng lượng hoàn thành tốt việc học, cha mẹ cần quan tâm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho các em nhỏ. Không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Nên ăn những thực phẩm giúp giảm stress và tăng cường trí nhớ
- Tìm cách giải tỏa tâm sự
Việc học tập có thể gặp nhiều căng thẳng. Bạn có thể tìm đến những người bạn thân, gia đình hay giáo viên để chia sẻ tâm sự. Họ có thể cho bạn những lời khuyên bổ ích, giúp bạn bớt áp lực hơn
- Tích cực rèn luyện sức khỏe
Ngoài những giờ học căng thẳng, bạn cũng nên dành thời gian để rèn luyện sức khỏe thay vì ngủ nướng vào những buổi sáng trống lịch học. Tản bộ, chơi thể thao để rèn luyện một cơ thể dẻo dai và giải tỏa căng thẳng.
Cách giảm stress trong công việc
Người lớn cũng có những lúc bị stress do áp lực công việc gây ra, dưới đây là một số cách giảm stress khá hiệu quả
- Giữ cho không gian làm việc được gọn gàng, sạch sẽ, bố trí mọi thứ ngăn nắp. Sắp xếp gọn gàng các chương trình trên máy tính. Khi mọi thứ được gọn gàng sẽ giúp bạn có hứng thú làm việc hơn
- Tăng cường tập thể dục bằng cách sử dụng thang bộ thay cho thang máy
- Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, không được bỏ bữa và chú ý nghỉ ngơi vào những giờ trưa
- Luôn giữ trạng thái vui vẻ vì không gì giúp giảm stress nhanh bằng tiếng cười. Nếu gặp một vấn đề gì không suôn sẻ, hãy nói với đồng nghiệp và sếp để tìm cách giải quyết ổn thỏa, góp phần tạo dựng môi trường làm việc hữu nghị và thân thiện
- Cho bản thân những phút giây giải lao bằng cách đứng dậy co duỗi chân tay và dạo ngoài văn phòng một lát. Đồng thời biết cách tận hưởng những ngày nghỉ để điều hòa lại cuộc sống và chăm sóc bản thân.
Cần làm gì khi bị stress trong cuộc sống?
- Nâng cao thể chất: Luyện tập thể thao là biện pháp khoogn thể thiếu trong quá trình điều trị stress. Chạy bộ, yoga, bơi lội,… là những môn thể thao mà bạn có thể áp dụng để điều trị bệnh
- Chế độ dinh dưỡng: Không bỏ bữa, ăn đủ chất, hạn chế đồ cay nóng và chất kích thích để cải thiện sức khỏe
- Kiểm soát cảm xúc bản thân: Luôn giữ mình có tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực và luôn vui vẻ, ngủ đủ giấc.
- Tạo nhiều mối quan hệ để có thể chia sẻ những cảm xúc khi cần
- Châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu cũng là những liệu pháp giúp giảm stress khá hiệu quả
Thông qua bài viết hy vọng sẽ thông tin đến bạn những vấn đề liên quan đến stress là gì. Nếu bạn có những dấu hiệu stress, hãy cho bản thân được nghỉ ngơi nhiều hơn, đầu óc được thư giãn và biết cách kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các bác sĩ tâm lý để được tư vấn giải quyết những vấn đề đang gặp phải.
Yến Nhi