Răng móm là tình trạng răng bị sai lệch, cằm chìa ra phía trước, hàm dưới phủ lên hàm trên (khi khép miệng) dẫn đến ảnh hưởng chức năng nhai. Chính vì thế, để khắc phục tình trạng móm bao nhiêu lâu đạt hiệu quả, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Niềng răng móm có hiệu quả không? Vì sao?
Ngày trước, bạn biết đến phương pháp nắn chỉnh nha bằng cách phẫu thuật hàm về đúng vị trí chuẩn của khớp cắn. Tuy nhiên, với phương pháp đó bạn tốn nhiều chi phí và ảnh hưởng rất nhiều về sức khỏe. Thì ngày nay công nghệ nha khoa ngày càng phát triển, với phương pháp niềng răng được nhiều người ưa chuộng vừa tiết kiệm chi phí và hiệu quả mang lại cao.
Vậy niềng răng móm có hiệu quả không? – câu trả lời là CÓ. Vì sử dụng lực kéo tác động trực tiếp lên răng nhờ vào các khí cụ của mắc cài, dây cung. Giúp răng di chuyển về đúng vị trí của khớp cắn, khắc phục được tình trạng móm. Đặc biệt, cải thiện khả năng ăn nhai.
Tần suất tác động của các khí cụ giúp răng tương đối ổn định, chịu được lực kéo. Do đó, khi kết thúc quá trình nắn chỉnh nha, bạn không cần lo lắng về vấn đề răng bị yếu đi. Ngoài ra, chỉnh nha cũng không tác động nhiều lên răng hay cần mài bớt răng như phương pháp bọc răng sứ, tác động ảnh hưởng lên răng gần như không có.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương pháp niềng răng không mắc cài. Phù hợp với nhu cầu công việc cũng như đi làm vì thẩm mỹ cao.
2. Thời gian niềng răng móm bao nhiêu lâu để đạt hiệu quả tối ưu
Với nhiều câu hỏi về phương pháp nắn chỉnh nha dành cho răng móm thì “Niềng răng móm bao lâu thì hiệu quả”. Muốn biết niềng răng mất bao nhiêu lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
a. Niềng răng móm phụ thuộc vào tình trạng răng miệng
Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn bằng cách dựa vào kết quả chụp X – Quang. Mục đích của phương pháp thăm khám chính là kiểm tra tình trạng răng miệng có liên quan đến một số bệnh lý như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu hay răng khôn mọc lệch. Vì vậy, bạn cần thời gian điều trị dứt điểm trước khi tiến hành niềng răng.
Tuy nhiên, đối với trường hợp răng khôn mọc lệch hoặc răng quá khít. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng khôn hoặc đặt thun tách kẽ để thuận tiện trong quá trình niềng răng. Sau khi răng được phục hồi, bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng. Thông thường bạn sẽ mất 1 -2 tuần cho trường hợp đặt thun tách kẽ vì lúc này răng đã có khoảng trống ổn định giúp việc gắn khí cụ một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ răng móm. Nếu móm càng nặng thì việc điều chỉnh nha phức tạp, đòi hỏi cần nhiều thời gian lâu hơn để khắc phục được khuyết điểm.
Sau khi các răng đã di chuyển vào đúng vị trí mà bác sĩ mong muốn. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và tháo các mắc cài. Tuy nhiên, để hàm được ổn định và tránh tái phát về sau, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì. Thời gian đeo hàm duy trì ngắn hay dài phụ thuộc vào tình trạng vào mức độ ổn định của răng.
b. Niềng răng móm phụ thuộc vào độ tuổi
Độ tuổi cũng là yếu tố phụ thuộc đến thời gian niềng răng móm bao lâu. Vì trong quá trình niềng răng và gắn các khí cụ trực tiếp lên răng để tác động lực kéo lên răng giúp răng di chuyển.
Với bệnh nhân dưới 18 tuổi là độ tuổi xương hàm chưa phát triển toàn diện nên việc di chuyển răng dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian. Vì vậy ngay khi trẻ bước vào giai đoạn 8 tuổi, các cha mẹ quan sát và thời gian phát triển răng miệng để kịp thời phát hiện kịp thời và điều chỉnh sai lệch càng sớm càng tốt.
Đối với giai đoạn trên 18 – 35 tuổi: Lúc này xương hàm đã phát triển toàn diện, cố định được xương hàm. Với phương pháp niềng răng khắc phục các khuyết điểm của răng đặc biệt là răng móm sẽ điều trị lâu hơn so với niềng ở giai đoạn răng sữa.
Đối với giai đoạn trên 40 tuổi: Đây là trường hợp khuyến nghị bạn không nên niềng răng. Thay vào đó bạn có thể điều trị bằng phương pháp bọc răng sứ. Vì trong giai đoạn này, răng bạn trong giai đoạn lão hóa theo thời gian. Nếu bạn niềng răng, sẽ khiến chân răng bị yếu, dễ lung lay, không mang hiệu quả sau khi niềng.
c. Niềng răng móm phụ thuộc vào chính bệnh nhân
Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian và cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Bạn phải tuân theo hướng dẫn về chế độ vệ sinh và ăn uống để đảm bảo không ảnh hưởng đến mắc cài. Đồng thời, bạn phải tái khám định kỳ theo đúng lịch đã hẹn.
Thông thường, thời gian niềng răng sẽ kéo dài khoảng 12 – 36 tháng. Tùy vào mức độ móm nhẹ hay móm nặng thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn.
3. Niềng răng móm có đau không?
Niềng răng móm hay bất kỳ trường hợp niềng răng như răng vẩu, răng lệch lạc,.. sẽ gây một số cảm giác khó chịu vào thời gian đầu đeo mắc cài. Tuy nhiên, chỉ một thời gian khi khoang miệng của bạn đã quen với sự tồn tại của mắc cài thì cảm giác khó chịu sẽ biến mất nhanh chóng.
Bên cạnh đó, bạn cần phải kiểm tra mắc cài định kỳ, để siết dây cung tránh làm gián đoạn quá trình niềng răng. Thời gian này, bạn sẽ có cảm giác đau đớn hoặc ê ẩm. Vì thế, bạn không cần lo lắng bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và sẽ kéo dài thời gian khoảng từ 1 – 2 ngày. Nếu trong thời gian này bạn không thể kiểm soát được cơn đau, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau. Lưu ý là bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ tránh sử dụng liều lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích giúp bạn giải đáp thắc mắc về phương pháp Niềng răng móm. Bên cạnh đó, hiệu quả đạt được sau chỉnh nha còn phục thuộc ngoài các yếu trên chính là tay nghề của bác sĩ. Do đó, bạn cần lựa chọn thật kỹ trước khi niềng răng nhé!
Jun Trần