35 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
spot_img

Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm

Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt có cơ chế hoạt động tương tự với mắc cài kim loại. Điểm khác biệt lớn nhất chính là chất liệu mắc cài. Phương pháp niềng răng mắc cài pha lê được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ khi niềng, lành tính và hạn chế tiếp xúc môi, má. Vậy niềng răng mắc cài pha lê trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm như thế nào. Cùng Kiến thức Niềng Răng tìm hiểu chi tiết về những thông tin hữu ích về phương pháp chỉnh nha này nhé!

Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt là gì?

Phương pháp niềng răng mắc cài pha lê được cải tiến từ kỹ thuật chỉnh nha mắc cài truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là mắc cài làm từ pha lê có màu sắc trong suốt và gắn trực tiếp trên thân răng. Đồng thời, kết hợp với hệ thống với các khí cụ khác nhau như dây cung, thun liên hàm,.. giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí và đồng thời điều chỉnh khớp cắn sao cho chuẩn hơn. 

niềng răng mắc cài pha lê trong suốt
Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt

Vì thế, việc sử dụng mắc cài pha lê sẽ giúp bạn tăng thẩm mỹ giúp bạn khi cười nói hoặc thẩm mỹ khi ăn nhai sẽ không bị lộ mắc cài. Toàn bộ hệ thống kết hợp với nhau tạo thành lực kéo ổn định nhằm giúp răng dịch chuyển đến vị trí phù hợp trên cung hàm.

Nên, niềng răng mắc cài pha lê trong suốt được ra đời và đáp ứng các nhu cầu khi chỉnh nha về tính thẩm mỹ của nhiều khách hàng.

Ưu và nhược điểm niềng răng mắc cài pha lê trong suốt 

Ưu điểm 

Không phải việc ngẫu nhiên mà nhiều người lựa chọn chỉnh nha bằng mắc cài pha lê thay vì các phương pháp khác. Cụ thể như:

  • Phù hợp với các trường hợp các khuyết điểm về răng: Niềng răng mắc cài pha lê phù hợp với các tình trạng răng mọc sai lệch như răng mọc thưa, móm,..từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng.
  • Thẩm mỹ vượt trội khi đeo niềng: Mắc cài pha lê được thiết kế màu sắc trùng với màu của răng thật. Đặc biệt, không bị tương phản với màu sắc răng tự nhiên. Chính vì điều đó, người đối diện có nhận ra sự tồn tại toàn bộ khí cụ khi chỉnh nha.
  • Chất liệu lành tính và không gây kích ứng: Trước khi đưa chất liệu pha lê vào chỉnh nha đã trải qua quá trình nghiên cứu kỹ càng. Đặc trưng của chất liệu này là không gây kích ứng và lành tính với môi trường khoang miệng.
  • Thiết kế an toàn: Với thiết kế trơn láng, các góc cạnh bo tròn nên các mắc cài pha lê sẽ hạn chế gây ra tổn thương đến môi, má.
  • Đảm bảo hiệu quả chỉnh nha: Việc thay đổi về chất liệu sản xuất mắc cài, những cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài pha lê vẫn được giữ nguyên vẹn từ phương pháp mắc cài kim loại. Vì thế, hiệu quả chỉnh nha vẫn được các bác sĩ nha khoa đánh giá rất cao. 

Theo nguyên lý hoạt động vẫn là sử dụng mắc cài kết hợp với dây cung và thun liên hàm để tạo lực siết và tác động một lực đều trên thân răng. Nhờ đó, răng sẽ được điều chỉnh từng chút một để điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Nhược điểm 

Song song đó, không thể phủ nhận việc niềng răng mắc cài pha lê cùng tồn tại một số nhược điểm nhất định là dễ bị vỡ hoặc xảy ra tình trạng nhiễm màu.

  • Chất liệu dễ vỡ: Xét về độ cứng, thì mắc cài pha lê có độ bền kém hơn so với các loại mắc cài từ kim loại truyền thống. Nên khả năng chịu lực yếu, dễ bị mẻ, vỡ hoặc bung, tuột. Vì thế, khi niềng răng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và tránh được các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai khi sử dụng lực quá nhiều. 
  • Mắc cài bị nhiễm màu do chế độ vệ sinh không kỹ: Việc sử dụng mắc cài pha lê có cấu tạo mắc cài và thun buộc màu trắng trong. Nếu người sử dụng không chú trọng đến quá trình vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến biến đổi màu trong quá trình chỉnh nha.
  • Chi phí thực hiện đắt hơn: Niềng răng mắc cài pha lê trong suốt được cải tiến về mặt thẩm mỹ, nên chi phí niềng răng bằng mắc cài pha lê sẽ có chi phí đắt hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại thường. Tuy vậy, một số trường hợp bị va đập hoặc vỡ mắc cài sứ thì chi phí để thay mắc cài khác không hề rẻ.
niềng răng mắc cài pha lê trong suốt
Các loại niềng răng mắc cài pha lê

Các loại niềng răng mắc cài pha lê trong suốt 

Niềng răng mắc cài pha lê có hai loại phổ biến là niềng răng mắc cài pha lê thường và mắc cài pha lê tự buộc. Cụ thể như:

Niềng răng mắc cài pha lê thường 

Niềng răng mắc cài pha lê thường có cơ chế hoạt động tương tự mắc cài truyền thống. Mắc cài pha lê được gắn trực tiếp lên bề mặt răng bằng keo dán nha khoa. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung và thun liên hàm để cố định dây cung trong rãnh mắc cài.

Bên cạnh đó, chi phí niềng răng mắc cài pha lê thường có chi phí tương đối tiết kiệm và dễ thực hiện. Đặc biệt, thời gian điều trị kéo dài quá lâu nhờ vào lực kéo đều từ dây cung. Ngoài ra, phương pháp này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.

Niềng răng mắc cài pha lê tự buộc 

Niềng răng mắc cài pha lê tự buộc là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại và tiên tiến so với kỹ thuật niềng răng mắc cài pha lê thường. Phương pháp này sử dụng các chốt tự động trên dây cung trên rãnh mắc cài. Từ đó, bạn không còn lo lắng về vấn đề dây thun bị bung tuột. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giảm lực ma sát nên bạn sẽ cảm thấy ít đau nhức hơn khi niềng.

Bên cạnh đó, nhờ vào lực tác động đều đặn mà thời gian đeo niềng cũng được rút ngắn, vì thế bạn không cần gặp bác sĩ thường xuyên để chỉnh lực siết dây cung.

niềng răng mắc cài pha lê trong suốt
Quy trình đeo niềng mắc cài pha lê

Quy trình đeo mắc cài pha lê trong suốt 

Tương tự với các phương pháp niềng răng khác, niềng răng mắc cài pha lê cần trải qua các bước thực hiện dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, chụp xương hàm, lấy dấu hàm. Sau đó lấy dữ liệu và phân tích, nhờ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bước 2: Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng thêm một lần nữa và tư vấn giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp niềng răng thích hợp. Qua đó, giúp người niềng nắm được thông tin cần thiết để cảm thấy an tâm hơn khi niềng.

Bước 3: Xây dựng phác đồ chỉnh nha

Bước 4: Cạo vôi răng, làm sạch răng miệng sau đó gắn mắc cài pha lê. Lúc này, bạn chính thức đeo khí cụ khi niềng.

Bước 5: Đeo niềng và thực hiện tái khám theo chỉ định của nha sĩ. Thời gian tái khám khoảng 3 – 6 tuần một lần. 

Bước 6: Khi các răng đã về đúng vị trí trên cùng hàm, bác sĩ sẽ tháo mắc cài và đeo hàm duy trì. Hoàn tất quá trình niềng răng. 

Qua bài viết đây sẽ là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan về phương pháp “niềng răng mắc cài pha lê trong suốt” cũng như giúp bạn hiểu thêm về quy trình thực hiện. Bên cạnh đó, giúp bạn có tìm hiểu những ưu và nhược điểm khi lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài pha lê trong suốt. Nếu bạn có thắc mắc và cần giải đáp về các phương pháp chỉnh nha, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cặn kẽ nhất!

Kim Dung

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến