28 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, Tháng Sáu 3, 2023
spot_img

Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không, có nguy hiểm không?

Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không còn tùy từng trường hợp mà bác sĩ mới quyết định răng   phải nhổ răng hay không nên bạn không cần quá lo lắng.

Trường hợp nào cần niềng răng khểnh?

Người Việt Nam xưa nay vẫn luôn quan niệm rằng việc sở hữu răng khểnh sẽ khiến nụ cười trở nên duyên dáng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, răng khểnh gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống thường ngày cũng như hàm răng về lâu dài. Dưới đây là một số trường hợp mà cần phải niềng răng khểnh để tránh những hậu quả về sau mà nó đem đến:

  • Sở hữu 2 răng khểnh trở lên, mọc lệch quá mức, làm mất đi sự cân đối giữa 2 hàm, giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
  • Răng khểnh khiến việc ăn nhai gặp khó khăn, hay bị mỏi cơ hàm do sai lệch khớp cắn.
  • Răng khểnh làm cho việc vệ sinh sạch sẽ răng miệng trở nên khó khăn do bàn chải khó tiếp cận các góc khuất giữa các răng.
  • Khi ăn uống, thức ăn dễ mắc ở các kẽ răng, cộng thêm việc vệ sinh răng miệng khó khăn sẽ thường dẫn đến bị sâu trăng, viêm nứu hoặc hỏng răng vĩnh viễn.
  • Răng khểnh mọc nhô quá cao khiến môi bị hở mỗi khi khép miệng. Điều này có thể dẫn đến các bệnh như viêm họng, thậm chí viêm phổi.

Niềng răng khểnh hiện là lựa chọn tối ưu nhất cho các trường hợp trên để có hàm răng đều đẹp, nụ cười rạng rỡ và ngăn được nhiều bệnh lý.

niềng răng khểnh có phải nhổ răng không

Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?

Tùy vị trí và tình trạng răng khểnh của bạn như thế nào, mà bác sĩ sẽ quyết định chỉ định niềng răng khểnh có phải nhổ răng hay không. Nếu răng khểnh của bạn nằm trong các tình trạng sau, 99% bạn sẽ phải nhổ răng:

  • Có các răng thừa, răng kẽ

Như tên gọi, đây là các răng không có chức năng ăn nhai, nhưng lại là nguyên nhân khiến bạn gặp các bệnh về răng miệng. Răng kẽ cũng thường chiếm mất chỗ của răng vĩnh viễn do chúng thường mọc sớm hơn, làm cho răng vĩnh viễn bị lệch lạc.

  • Răng khểnh bị thành tình trạng răng khấp khểnh

Các răng ở tình trạng này thường chen chúc quá nặng. Khi này cũng cần nhổ bớt răng để tạo chỗ trống tầm 9mm trước khi niềng răng khểnh.

  • Để cân bằng khớp cắn

Việc răng khểnh làm mất tương quan giữa hàm trên và hàm dưới dễ khiến bạn bị lệch khớp cắn và méo miệng khi cười. Khi này bác sĩ thường sẽ quyết định nhổ bỏ bớt răng để cân bằng lại.

  • Răng vừa lệch lạc chen chúc vừa hô

Trong trường hợp răng khểnh bị khấp khểnh ít nhưng góc nghiêng nhìn có vẻ bị hô, các bác sĩ cũng thường nhổ bỏ bớt răng để có khoảng trống kéo thẳng hàm răng và kéo lùi xương hàm ra sau.

  • Răng khểnh mọc lệch hoàn toàn ra khỏi hàm

Đây là trường hợp chắc chắc phải nhổ bỏ để tạo khoảng trống cho các răng khác di chuyển về vị trí mong muốn khi niềng răng.

Để niềng răng khểnh, các răng nào cần nhổ?

Bên cạnh thắc mắc niềng răng khểnh có phải nhổ răng không, việc nhổ răng nào cũng khiến nhiều người quan tâm. Ngoài các răng thừa buộc phải nhổ bỏ, có một số răng khác cũng có thể được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để tạo khoảng trống. 

Thông thường, phần lớn các bác sĩ sẽ chọn phương án nhổ răng số 4. Tùy trường hợp mà sẽ nhổ 2 răng số 4 của hàm trên hoặc 2 răng số 4 của hàm dưới. Tuy nhiên, đa phần các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ cả 4 răng số 4 của cả 2 hàm để tránh trường hợp tái phát sau khi niềng răng, cũng như để đưa về khớp cắn lý tưởng nhất giúp cải thiện khả năng ăn nhai tốt hơn.

Nhổ răng khểnh có nguy hiểm gì không?

Nhổ răng khểnh có nguy hiểm gì không?

Theo lý thuyết thì việc nhổ răng khểnh khá an toàn và được thực hiện khá nhanh, không để lại biến chứng cho cơ thể trong thời buổi kỹ thuật và công nghệ hiện đại như hiện nay. 

Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối, nên bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau khi vẫn còn đang băn khoăn niềng răng khểnh có phải nhổ răng không:

  • Lựa chọn nha khoa có uy tín cao, có các bác sĩ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
  • Nha khoa có các trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại.
  • Có phác đồ điều trị rõ ràng.
  • Sử dụng thuốc gây tê với liều lượng phù hợp với cơ địa mỗi người.
  • Có các thiết bị kiểm soát gây tê.

Hầu hết mọi người lo lắng việc niềng răng khểnh có phải nhổ răng không đều do lo sợ sẽ gặp nguy hiểm khi nhổ. Tuy nhiên, nếu đảm bảo được các yếu tố trên, việc nhổ răng sẽ rất an toàn.

Niềng răng khểnh giá như thế nào?

Mỗi nha khoa sẽ có bảng giá niềng răng khểnh khác nhau cho từng phương pháp niềng khác nhau. Ngoài ra, giá niềng răng khểnh cũng phụ thuộc vào việc niềng răng khểnh có phải nhổ răng hay không. bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng khểnh bằng khay trong suốt ở Nha khoa My Auris. Khi bạn niềng răng khểnh ở My Auris, My Auris luôn dùng triết lý WTS Way To Smile – Way To Story là kim chỉ nan cho mọi hoạt động của mình, nên mọi yếu tố từ giá thành, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất,… chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Lưu ý khi nhổ răng khểnh

Để cho việc nhổ răng khi niềng răng khểnh không để lại biến chứng và khiến cho vết thương mau lành hơn, bạn nên chú ý một số điểm sau:

  • Cầm máu: từ 1-2 tiếng sau khi nhổ răng, bạn không nên bỏ bông ra mà hãy cắn chặt để cầm máu.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận: hãy ngậm nước muối rồi nhẹ nhàng nhổ ra thay vì súc miệng quá mạnh, kết hợp với việc chải răng nhẹ nhàng.
  • Vấn đề ăn uống: trong 1-2 ngày đầu tiên nên ăn uống các loại thức ăn loãng như súp, cháo, sữa, nước ép. Đặc biệt tránh các loại thực phẩm cứng, dai, giòn, dính.
  • Uống thuốc đúng giờ và đủ liều: chú ý uống thuốc theo đơn dã được bác sĩ kê đơn.
  • Tránh dùng lưỡi, tay hay bất cứ vật nào khác để chạm vào chỗ vừa nhổ răng để không làm rách, gây chảy máu.

Khi tìm hiểu niềng răng khểnh có phải nhổ răng không, bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các chú ý sau khi nhổ răng như trên.

niềng răng khểnh có phải nhổ răng không

Lưu ý khi niềng răng khểnh

Sau khi đã tìm hiểu các thông tin như niềng răng khểnh có phải nhổ răng không, các lưu ý khi niềng răng khểnh,…, việc tuân thủ một số lưu ý khi niềng răng khểnh cũng rất cần thiết:

  • Chú ý việc vệ sinh răng miệng kĩ lưỡng và đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa.
  • Nên ăn các loại thức ăn mềm và lỏng như súp, cháo, rau củ luộc mềm, thịt ninh nhừ,… Ngoài ra bạn cũng nên ăn các thực phẩm giàu canxi để giúp răng chắc khỏe.
  • Không nên ăn/uống các loại thức ăn/nước uống quá dai. quá dính, quá lạnh hoặc quá nóng, quá dai
  • Theo dõi kĩ biến chuyển trong quá trình niềng răng, khi có các triệu chứng bất thường cần đến gặp ngay bác sĩ chữa trị.
  • Nhớ đúng lịch tái khám định kì mà bác sĩ đã hẹn.

Nếu bạn cũng còn thắc mắc về việc chăm sóc răng sau khi tháo niềng răng khểnh, bạn có thể xem thêm ở bài viết sau: Chăm sóc răng sau khi tháo niềng 

Phương Trang

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,795FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến