Niềng răng 1 hàm trên có được không? Đây là thắc mắc của nhiều khách hàng khi có nhu cầu niềng răng để khắc phục các trường hợp răng thưa, răng khấp khểnh, hô, móm,…nhưng muốn tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện. Vì thế cùng Kiến Thức Niềng Răng tìm ra giải đáp của khách hàng qua những thông tin chia sẻ dưới đây nhé!
1. Niềng răng một hàm là gì?
Thông thường, khi răng gặp các tình trạng răng khấp khểnh các vấn đề liên quan đến khớp cắn làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ sẽ được bác sĩ chỉ định niềng răng.

Niềng răng thường được áp dụng cho cả hai hàm để giúp kết quả chỉnh nha tối ưu nhất. Bên cạnh đó, niềng răng một hàm cũng là thủ thuật chỉnh nha quen thuộc của các cơ sở nha khoa hiện đại. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ niềng vào một hàm răng (có thể là hàm trên hoặc hàm dưới) để giúp hàm răng đều và thẩm mỹ hơn.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể niềng răng một hàm. Thông thường, niềng răng một hàm thường được chỉ định của bác sĩ chỉnh nha sau khi đã kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như hiệu quả mà các phương pháp niềng có thể đạt hiệu quả cao khi chỉnh nha một hàm.
Vì thế, chỉnh nha một hàm có thể áp dụng cho những trường hợp người bệnh có tình trạng răng miệng sau:
- Răng hàm trên hô ở mức độ nhẹ
- Răng mọc thưa, hở thưa ở hàm trên
- Răng mọc không đều hoặc răng mọc lệch lạc ở mức độ nhẹ
- Ngoài ra, niềng răng một hàm cũng áp dụng trong trường hợp khuôn mặt cân đối hài hòa. Nếu gặp tình trạng sai lệch ở răng quá lớn dẫn đến khung xương mặt bị mất cân đối thì hiệu quả niềng răng một hàm thường ít mang lại hiệu quả như ý so với niềng răng hai hàm.
Do vậy, khi khách hàng có nhu cầu niềng răng, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân niềng răng hai hàm để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, đặc biệt tránh sai lệch khớp cắn cũng như thay đổi cấu trúc của khung xương mặt.
2. Niềng răng một hàm trên có được không?
Để trả lời câu hỏi mà nhiều khách hàng quan tâm, niềng răng một hàm có được không và hiệu quả như thế nào.

Theo ý kiến của chuyên gia, để biết bạn có thể niềng răng một hàm hay không, đầu tiên phải xem xét mức độ sai lệch của răng. Tuy vậy, đối với các trường hợp sai lệch nhẹ, mức độ không đáng kể, chỉ cần cắt kẽ là có thể xoay răng và tương quan giữa hai khớp cắn ở 2 hàm với mức ổn định. Lúc này, bác sĩ có thể đồng ý yêu cầu niềng răng một hàm theo như mong muốn của khách hàng.
Tuy nhiên trên thực tế, để đạt kết quả tối ưu, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên thực hiện phương pháp niềng răng hai hàm. Bởi vì niềng răng hai hàm không chỉ giúp răng đều đẹp mà còn ảnh hưởng tích cực lên liên hàm, khớp cắn hay tính ổn định. Do đó, nếu bạn có điều kiện về tài chính thì bạn có thể lựa chọn niềng răng cả hai hàm.
Ngoài ra, với nhiều trường hợp sai lệch khớp cắn quá nhiều mà chỉ thực hiện niềng răng hàm trên hoặc hàm dưới có thể dẫn đến tình trạng khớp cắn giữa hai hàm không đồng nhất. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc ăn nhai, thậm chí làm ảnh hưởng sai lệch khuôn mặt, trật khớp thái dương.
3. Các phương pháp niềng răng một hàm

Dù bạn lựa chọn phương pháp niềng răng một hàm hay niềng răng hai hàm đều được áp dụng các phương pháp chỉnh nha hiện đại như:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng truyền thống và được sử dụng phổ biến bởi hiệu quả chỉnh nha vượt trội với chi phí tối ưu. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây cảm giác cho người niềng cộm và khó chịu.
- Niềng răng mắc cài sứ: Tương tự với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, điểm khác biệt của kỹ thuật chỉnh nha này chính là chất liệu mắc cài làm bằng sứ. Mắc cài sứ có màu sắc trùng với màu răng, nên đảm bảo thẩm mỹ trong suốt quá trình chỉnh nha.
- Niềng răng mắc cài mặt trong: Khác với niềng răng mắc cài kim loại được gắn cố định mặt bên ngoài của thân răng, thì mắc cài mặt trong được gắn vào mặt trong của răng để tạo lực siết và chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Do vậy, phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong tăng tính thẩm mỹ cho người niềng.
- Niềng răng trong suốt: Là phương pháp niềng răng hiện đại, vì không sử dụng hệ thống mắc cài mà sử dụng khay niềng linh hoạt có thể tháo lắp để chỉnh nha. Kỹ thuật chỉnh nha này không chỉ mang lại hiệu quả chỉnh nha cao mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp người niềng tự tin hơn trong quá trình niềng răng.
Mỗi phương pháp niềng răng đều có ưu và nhược điểm riêng, đặc biệt phù hợp với tình trạng răng miệng của từng người. Các phương pháp kể trên được nhiều bác sĩ nha khoa khuyến khích sử dụng lựa chọn bởi mang lại hiệu quả chỉnh nha cao và đảm bảo an toàn trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, để biết bản thân phù hợp với loại mắc cài nào, bạn cần phải thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng, đặc biệt cân nhắc chi phí đối với mỗi phương pháp niềng răng.
4. Một số lưu ý khi niềng răng một hàm trên
Nhiều khách hàng yêu cầu niềng răng một hàm trên để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thực hiện. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng niềng răng một hàm sẽ nhanh hơn niềng răng hai hàm. Thay vào đó, thời gian niềng răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng hàm, tuổi tác và phương pháp niềng răng mà bạn đã lựa chọn. Ngoài ra, phác đồ di chuyển răng cũng là yếu tố quyết định đến thời gian niềng. Thời gian niềng răng một hàm trên trung bình khoảng 1 – 2 năm và tùy vào tình trạng răng miệng của từng người. Vì thế, thời gian niềng răng một hàm có thời gian tương đường với thời gian niềng răng hai hàm.

Bên cạnh đó, niềng răng một hàm trên cần đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, bởi vì khi niềng răng bác sĩ sẽ điều chỉnh ở hàm trên sao cho đúng vị trí mong muốn mà vẫn đảm bảo đúng khớp cắn ở hàm dưới. Do đó, trước khi đưa ra quyết định niềng răng, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về phương pháp này. Bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp: Nhìn chung các phương pháp niềng răng một hàm sử dụng các loại mắc cài tương tự niềng răng hai hàm. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả niềng răng tối đa bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Lựa chọn địa chỉ chỉnh nha đáng tin cậy, chất lượng: Điều kiện quyết định đến ca niềng răng thành công chính là tay nghề và trình độ của bác sĩ. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm nắn chỉnh nha rất dễ bị ảnh hưởng đến sự cân đối giữa hai hàm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Niềng răng một hàm trên có được không”. Hy vọng sẽ giúp cho bạn có những lựa chọn đúng đắn trong hành trình chỉnh nha của mình.