Niềng răng hô mất bao lâu? Tình trạng răng hô đã và đang là vấn đề đau đầu của rất nhiều người. Khiến bạn mất tự tin, ngại giao tiếp do răng hô. Song, phương pháp để khắc phục và nhiều người lựa chọn nhiều nhất chính là niềng răng. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu về phương pháp này nhé!
1. Niềng răng hô mất bao lâu?

Phương pháp niềng răng hô sử dụng mắc cài và dây cung để tác động một lực đủ mạnh lên răng nhằm giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Bác sĩ sẽ tiến hành việc cân đối giữa độ cứng của răng và lực ép cần thiết của mắc cài để mang đến cho bạn một hàm răng đều đẹp.
Thông thường thời gian niềng răng hô sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng và tùy thuộc vào tình trạng của răng hô nặng hay nhẹ thì thời gian niềng răng của mỗi người khác nhau.
Bên cạnh đó, sau khi bạn tháo mắc cài bạn phải đeo hàm duy trì để đảm bảo quá trình niềng răng đạt được như mong muốn và cố định được vị trí răng mới.
2. Trường hợp niềng răng hô nhẹ mất bao lâu
Răng hô nhẹ xuất phát nhiều vấn đề như sự phát triển đồng đều giữa xương hàm trên và xương hàm dưới hoặc răng mọc lệch vị trí, thói quen xấu từ lúc bé cũng khiến nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Việc răng hô nhẹ thuộc về dạng bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe lẫn chất lượng đời sống. Bên cạnh đó, việc răng mọc không đều, bị xô lệch sẽ rất khó để đánh răng sạch sẽ rất dẫn đến tình trạng sâu răng.
Song, phương pháp phục hình răng hơi hô hiệu quả nhất hiện nay chính là niềng răng với nhiều ưu điểm như:
- Đưa răng về đúng vị trí, giúp khuôn mặt trở nên hài hòa ấn tượng hơn.
- Trong quá trình niềng răng các hoạt động ăn uống không bị ảnh hưởng.
- Biện pháp điều chỉnh răng hô này an toàn tuyệt đối.
- Niềng răng mang lại hiệu quả cao.
Thời gian niềng răng hô nhẹ sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng. Nếu không may, răng bạn mắc một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu cần điều trị dứt điểm trước khi niềng răng.
3. Trường hợp niềng răng hơi hô sẽ mất bao lâu

Hàm hơi hô sẽ là một trong những dạng bệnh lý về sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương quá phát triển. Dấu hiệu nhận biết hàm hơi hô:
- Hô do sự dịch chuyển của răng: Các răng đưa ra trước, khi giao tiếp người đối diện sẽ thấy tình trạng hô nhẹ của bạn.
- Hô do xương hàm dưới: Xương hàm dưới lùi phía sau còn xương hàm trên đúng vị trí.
- Hô do nguyên nhân ở trên xương hàm: Xương hàm trên nhô ra trước, đồng thời xương hàm dưới lùi vào sau.
- Hô do xương cả 2 hàm trên và dưới: Xương hàm trên nhô ra trước, đồng thời xương hàm dưới lùi vào sau.
Thông thường, hàm hơi hô sẽ khó nhận biết bằng mắt thường nên có thể chẩn đoán chính xác, bạn nên đến trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Bạn nên đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ sẽ quan sát và đưa ra chẩn đoán tạm thời.
Để khắc phục được tình trạng hơi hô bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp niềng răng. Giúp bạn cải thiện và ngăn chặn được tình trạng răng mọc chìa ra phía trước.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chỉnh nha
Thông thường, thời gian điều trị chỉnh nha khoảng 18 – 24 tháng. Nếu không may mắc một số bệnh lý răng miệng thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Bên cạnh đó, thời gian niềng răng mất bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tuổi tác
Độ tuổi niềng răng luôn được quan tâm thời gian nào thích hợp để chỉnh nha. Nếu niềng răng cho trẻ quá sớm khi chưa mọc răng vĩnh viễn đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm vì cấu trúc xương chưa phát triển toàn diện.
Đối với người trưởng thành thời gian niềng sẽ lâu hơn vì xương hàm đã ổn định. Độ tuổi niềng cho người trưởng thành dưới 35 tuổi.
- Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian niềng răng. Nếu trong quá trình đeo mắc cài, bạn ăn những thức ăn dai, cứng sẽ khiến thời gian kéo dài hơn.
- Phương pháp chỉnh nha
Thời gian chỉnh nha còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và chất lượng mắc cài. Vì thế, bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đến khám và chẩn đoán về tình trạng răng của bạn để sở hữu hàm răng đều đẹp như ý!
5. Lưu ý về chế độ ăn khi niềng răng

- Hãy bắt đầu bằng những đồ ăn mềm: Thời điểm đặt thun tách khe, mới gắn mắc cài và đi dây cung, răng bạn sẽ có cảm giác đau, khó chịu. Trong giai đoạn này, bạn nên sử dụng các thực phẩm như cháo, súp, pate, các loại sinh tố,…
- Hãy cắt thức ăn thành những miếng nhỏ và nhai thật chậm: Bạn hay nhai chậm giúp bạn giảm cơn đau khi ăn uống.
- Hạn chế cắn trực tiếp bằng các răng phía trước: Bạn không nên cắn trực tiếp vào miệng để cắn, nên sử dụng bằng tay hoặc tay cắt xe nhỏ chúng rồi mới đưa từ từ vào vùng răng hàm để nhai. Chẳng hạn như ăn táo, ổi, pizza,…
- Tránh đồ ăn cứng: Việc ăn đồ ăn cũng sẽ có nguy cơ gây ra nguyên nhân như bong mắc cài, uốn dây cung. Song, trong thời gian niềng răng các chân răng cũng yếu do đang quá trình tiêu và tạo xương giúp di chuyển theo ý nha sĩ.
- Không ăn những đồ dính: Chẳng hạn như kẹo cao su, kẹo dừa, xôi nếp,.. sẽ dính vào mắc cài và khiến bạn khó chịu cho đến khi bạn chải răng cũng như dùng chỉ nha khoa.
- Chải răng sạch ngay sau khi ăn những đồ ngọt: Nếu bạn không vệ sinh sau khi ăn đồ ngọt sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng.
- Uống nhiều nước: Trong thời gian niềng răng, miệng của bạn có thể sẽ hơi khô bạn nên uống nhiều nước sẽ kiểm soát được tình trạng sâu răng tốt hơn. Thêm vào đó, nước lọc cực kỳ tốt cho sức khỏe toàn thân.
Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp các bạn hiểu thêm về phương pháp niềng răng răng hô, giúp bạn giải tỏa những lo lắng để tìm được cơ sở nha khoa uy tín và bác sĩ chuyên môn giỏi đồng hành cùng bạn nhé!
Kim Dung