30.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, Tháng mười 11, 2024
spot_img

Cách điều trị bị lở miệng ở môi tại nhà

Lở miệng ở môi hay còn gọi là nhiệt miệng. Là xuất hiện những hạt li ti màu trắng được bao quanh bởi một đường màu đỏ khiến bạn khó chịu và đau rát. Lở miệng có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Vì thế, để khắc phục tình trạng nhiệt miệng bạn nên đọc bài viết này và phương pháp điều trị tại nhà nhé!

bị lở miệng ở môi

Bị lở miệng phải làm sao? 

Trước tiên để giải đáp được thắc mắc: “Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là gì?” – Theo quan điểm thời xưa, bị lở miệng ở môi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như: thời tiết nóng bức, thức ăn cay nóng. vi khuẩn trong miệng… hoặc do nhiều yếu tố tạo thành, được phổ biến như:

  • Hệ thống miễn dịch yếu 
  • Thay đổi nội tiết tố ( kỳ kinh nguyệt đối với nữ)
  • Dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng 
  • Lượng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể còn hạn chế. 
  • Vô tình tự cắn vào bên má trong miệng, tổn thương miệng do đánh răng quá mức.

Các triệu chứng thường gặp: viêm nhiễm, sưng nóng, đau rát và lở loét gây cảm giác khó chịu khi ăn nhai, ăn uống.

Quay trở về với câu hỏi: “Bị lở miệng phải làm sao” và điều bạn cần nên làm chính là hãy bình tĩnh và đừng lo lắng. Vì tình trạng này không quá nghiêm trọng nên bạn không nhất thiết gặp nha sĩ. Một số cách chữa bệnh bị lở miệng ở môi (nhiệt miệng) tại nhà, bạn có thể áp dụng ngay:

  • Sử dụng với nước muối
  • Chườm lạnh bằng đá có thể làm dịu cơn đau và giảm sưng 
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng các món nướng để tránh làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế tự ý cắn vào vùng nhiệt miệng có đốm trắng sẽ làm bạn có cảm giác ê buốt và đau nhức.
  • Trong một số trường hợp bệnh nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị. 

Lở miệng nên ăn gì? Những thực phẩm cần tránh khi lở miệng 

Vì không có “cách chữa” nào cho những bệnh lý bị lở miệng ở môi. Vì thế, bạn nên lựa chọn những món ăn có tính mát và vitamin luôn là sự lựa chọn hàng đầu đểu hỗ trợ chữa trị nhiệt miệng. Để giúp bạn hạn chế bị kích ứng cho đến khi vết loét lành lại, bạn có thể tham khảo những thức ăn dưới đây nhé!

    • Đồ ăn mềm, dễ nuốt: Khi bạn lở miệng, bạn sẽ cảm thấy đau, đặc biệt là khi giao tiếp (nói chuyện). Do đó, để hạn chế đau buốt trong bữa ăn, bạn nên ăn những đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháo, hoặc súp dinh dưỡng.
  • rau xanh 
    • Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh: Mục tiêu của việc lở miệng là làm cách nào để đẩy nhanh quá trình hồi phục được vết loét. Chính vì thế, bạn cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau xanh. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn hình thức ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố, nước ép để sử dụng mỗi ngày. 
    • Ăn sữa chua khi nhiệt miệng: Ngoài chức năng của sữa chua là lợi đường tiêu hóa. Thì sữa chua còn giúp bạn có cảm giác thanh mát khi bị lở miệng giúp bạn đỡ đau buốt và dễ chịu hơn.
  • Các loại thịt cá: Việc chữa bệnh có thể đẩy nhanh bằng cách tập trung vào các loại thực phẩm có protein. Như cá, thịt, và protein từ thực vật.  Bạn có thể chế biến thành món cháo, súp lỏng và mềm để bạn dễ ăn hơn, hạn chế gây ra tình trạng đau buốt.
  • Uống đồ mát: bạn có thể sử dụng trà xanh, nước rau má. Vì trong lá chè xanh có khả năng chống viêm, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Hoặc trong rau má có khả năng thải độc, giải nhiệt, chữa nhiều bệnh liên quan đến răng.

Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống bạn cần nên tránh những thực phẩm như thực phẩm cay, các món chiên, thức ăn có tính axit (dưa chua) và trái cây họ cam quýt (chanh, cam) sẽ khiến tình trạng nhiệt miệng lâu hơn và lâu lành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 

Lở miệng nên uống gì? Những đồ uống nên tránh khi nhiệt miệng 

Ngoài những thực phẩm để phục vụ thì những loại thức uống cũng giúp bạn giải tỏa cơn khát và làm mát cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm một số loại thức uống

  • Uống trà xanh: Vì trong hoạt chất lá chè xanh có khả năng chống viêm, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Ngoài ra, trà xanh giúp thanh lọc cơ thể nhất là trường hợp nhiệt miệng.

nước rau má

  • Uống nước rau má: Rau má là thảo dược có khả năng thải độc, giải nhiệt, và chữa một số bệnh liên quan đến răng miệng. Trong rau má có hoạt chất Triterpenoids được khoa học hiện đại chứng minh có khả năng tự làm lành vết thương.
  • Uống sinh tố/ nước ép: Thường có độ ngọt vừa phải. Nếu sử dụng đồ ngọt nhiều sẽ giúp vi khuẩn phát triển tại khoang miệng, khiến các vết loét nhiệt miệng lâu lành hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần phải kiêng những thức uống có cồn hoặc có gas tránh làm nặng thêm tình trạng lở miệng.

  • Đồ uống có cồn/ gas: Khiến vết thương lâu lành hơn, thậm chí còn tiến triển nặng thêm. Ngoài ra, còn tăng thêm cảm giác đau xót cho người bệnh khi nhiệt miệng.
  • Cà phê: Vì trong cà phê có chứa thành phần acid salicylic gây ra tình trạng kích ứng các mô nhạy cảm trong khoang miệng và dễ gây nhiệt miệng.

Vì thế, để hạn chế tình trạng bị lở miệng ở môi bạn nên sử dụng thực phẩm hoặc đồ uống có tính mát, nhiều rau xanh. Tuy nhiên, trong thời gian lỡ miệng bạn cũng nên cân nhắc hạn chế các thức uống có gas, cồn (bia, rượu) và cà phê để nhiệt miệng không quay lại nữa. Hoặc bạn có thể kiếng cho đến khi vết loét lở miệng lành hẳn.

Lở miệng bao lâu hết? Tại sao nhiệt miệng gây đau?

Nhiệt miệng sẽ gây ra cảm giác đau đớn và sưng trong một thời gian. Ngoài ra, nhiệt miệng có thể khiến bạn gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc ăn uống. Vết loét có thể đau từ 7 đến 10 ngày.

Dấu hiệu nhận biết hết tình trạng bị lở miệng ở môi: Thời gian đầu khi xuất hiện nhiệt miệng, bạn sẽ thấy hạt trắng nhỏ li ti. Sau đó, lan ra và phát triển to bằng hạt đậu, xung quanh vùng nhiệt miệng xuất hiện có màu đỏ. Nếu bạn dùng lưỡi để cảm nhận vết loét, bạn sẽ cảm thấy rát, sưng ở vùng bị tổn thương. Chính vì vậy, bạn cần hạn chế bổ sung các thực phẩm có tính axit (dưa chua…) hoặc đồ uống có chất kích thích ( cà phê, bia, rượu,..) để giảm tình trạng bị lở miệng ở môi. Thời gian nhiệt miệng khoảng từ 7 – 10 ngày, miệng của vết loét bắt đầu thu nhỏ lại và vết đốm trắng cũng được nhỏ dần. Lúc này, tình trạng lở miệng đang có dấu hiệu hồi phục.

Những lưu ý để lở miệng mau lành, ngăn ngừa tái phát

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Biện pháp hiệu quả để kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp lở miệng mau lành là vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Vì vậy, bạn nên đánh răng thường xuyên và đúng cách sẽ góp phần không nhỏ hạn chế nhiệt miệng quay trở lại. 

Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường hệ miễn dịch để tránh tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần. Một hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ ngăn nhiệt miệng xảy ra, nếu bị bạn sẽ phục hồi một cách nhanh chóng.

  • Hạn chế gây tổn thương khoang miệng 

Những vết loét cũng có thể xảy ra khi bạn cắn phải hay do bàn chải đánh răng dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Vì vậy trong khi ăn cần nhai kỹ và nhẹ nhàng, không nên nói chuyện lúc nhai thức ăn vì dễ tự cắn vào niêm mạc chính mình. 

  • Thăm khám sức khỏe khi lở miệng kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Đây là bệnh lý không nguy hiểm đến sức khỏe và sẽ tự khỏi trong khoảng vài ngày. Nhưng không có nghĩa bạn lơ là trong tình trạng loét nhiệt miệng hiện tại của bạn. 

Vì vậy, nếu tình trạng nhiệt miệng của bạn kéo dài và tái phát đi nhiều lần. Điều duy nhất bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe hiện tại của bạn.

Hy vọng qua những chia sẻ những bài viết trên giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về bệnh bị lở miệng. Nếu bạn áp dụng những biện pháp tự phòng ngừa mà tình trạng bạn vẫn không cải thiện được, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng hướng nhé!

Jun Trần

Có thể bạn quan tâm

Social

0FansLike
3,912FollowersFollow
0SubscribersSubscribe
spot_img

Bài viết phổ biến